Đức Abdul-Baha kết hôn với nàng Munirih Khanun. Đây là người con
khẩn nguyền của Mirza Muhammad Ali được Đức Bab chúc phúc mà ra
đời. Hai ông bà Baha'u'llah và Navvab muốn con trai của mình là Abdul-
Baha kết tóc xe tơ với nàng vì cho là lương duyên thiên định. Gia đình của
Abdul-Baha tràn đầy hạnh phúc vì cả hai tâm hồn đều là nguồn suối của
đạo hạnh.
3.- Tai nạn và tai nạn:
Như ta đã biết, Đức Abdul-Baha được thân-phụ coi như là người có
thẩm quyền nhất để truyền kế sự nghiệp mình. Người gọi Ngài là"Trung
Tâm Giáo ước của Ta", là"Cành vĩ đại nhất" v.v...
Vì quá được tôn nghiêm tiến cử như vậy nên Ngài bị trong thân quyến
ganh tị. Thân phụ Ngài bảo Ngài cất trên núi Carmel một ngôi nhà vừa để
hài cốt Đức Bab vừa làm hội trường cho các tín đồ. Nhưng quân thù Ngài tố
cáo với chính quyền rằng Ngài cất pháo đài chống chính phủ. Kết quả là từ
năm 1901, cả gia đình Ngài bị giam lỏng 7 năm. Nhưng không vì bị mất tự
do như vậy mà Ngài không tiếp tục truyền bá giáo lý Baha'i khắp Á-Châu
và Mỹ-Châu. Các giới người từ trí thức đến bình dân bốn phương kéo đến
thụ giáo Ngài. Gia đình Ngài sống thanh bần đạo hạnh, tủa ra xung quanh
ảnh hưởng triết lý cao sâu của Đức Bab và thân phụ Ngài.
Năm 1904 và 1907, chính phủ Thổ-Nhĩ-Kỳ lập ủy ban điều tra các điều
người ta tố cáo Ngài. Lãnh sự Ý-Đại-Lợi sẵn sàng giúp Ngài trốn thoát
cảnh lao tù. Nhưng Ngài bình thản sống, tuyên bố chấp nhận bất cứ hình
phạt nào Chính phủ đưa đến cho Ngài. Vì thương mến các tín đồ, Ngài
khuyên họ nên tản cư khỏi Akká. Nhưng 1908, Ngài được trả tự do. Ngài
xuất ngoại diễn thuyết rao giảng tinh hoa của đạo Baha'i. Tháng 5 năm
1913, Ngài trở về Ai-Cập. Lúc bấy giờ, đời sống Ngài đã xế chiều: Ngài đã
70 tuổi. Trong thời gian nầy, Ngài viết cho các tín đồ nhiều bức thư vô cùng
sâu sắc.