GƯƠNG THẦY TRÒ - Trang 225

và cởi mở khoáng đạt. Teilhard suy nghĩ nhiều cách dung hợp tự do và tuân
phục, đức tin và khoa học. Thu hút hàng loạt giáo sư lỗi lạc, Teilhard tỏ ra
xuất sắc trong các khoa văn học, triết lý, khoa học, thần học. Bộ óc nuôi
dưỡng bằng Tô-ma thuyết cổ điển, vững chắc. Về thần học, chú trọng nhứt
thuyết nhập thể và nhiệm thể. Nhìn triết lý kinh viện Teilhard thấy nó thiếu
đáp ứng cho nhiều vấn đề nhân thế. Ông gọi nó là"Kinh viện học lạnh lạt".
Đa số thầy và bạn xung quanh Teilhard quá nghiêng về trật tự, cổ tục. Khí
hậu đó làm Teilhard bực mình. Ông cũng thấy Giáo-hội sao cứ lo chống đỡ,
binh vực mình mà không lo làm cho mình hấp dẫn. Nơi Teilhard nổi lên đòi
hỏi: Phải làm cái gì mới. Chính Teilhard là một thứ tiên tri của công giáo
nghị Vatican hai.

5.- Thiện rút ra từ ác:

Nhờ đệ nhị thế chiến mà Teilhard tiếp xúc với nhiều hạng người. Nhiều

cánh cửa vấn đề cũng mở ra cho ông. Teilhard ý thức ý nghĩa của một vũ trụ
đang hình thành, của vật chất có bàn tay thần thánh nhúng vào.

6.- Ảnh hưởng của khoa học:

Nhờ lăn vào khoa học, Teilhard tu luyện óc quan sát, phân tích, tổng

hợp, óc phán đoán và thực nghiệm. Ông cũng ý thức được sự huy hoàng,
phức tạp và phong phú của vũ trụ, nhứt là nắm được ý nghĩa của một thế
giới khách quan, toàn nhất. Sâu sắc hơn là khoa học đã khắc tạc cho
Teilhard nhu cầu giải thích một cách hợp lý các tương quan luân lý, tất yếu
và toàn nhất của vạn vật. Óc triết lý độc đáo của ông đưa ông đến chỗ phổ
quát hóa toàn diện của sự toàn nhất. Nhờ chuyên môn về địa chất học và
sinh vật học, Teilhard nắm được ý thức thời gian và ý thức lịch sử trong
những chiều rộng lớn nhất của chúng. Sinh vật học cũng gợi cho ông sự can
thiệp của linh thiêng vào vật chất. Từ đó ông lượng giá các giới người, các
chủng tộc và các giai cấp trí thức.

7.- Ảnh hưởng của xã hội học:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.