Thỉnh thoảng nó vẫn còn gầm gừ, A-Lịch-Sơn không thúc vô hông nó như
ai nấy thường làm mà vỗ về, mơn trớn nó rồi trước bao cặp mắt ngạc nhiên
xung quanh, ông nhảy phóc lên lưng ngựa như một tay kỵ mã lành nghề.
Con Bucéphalus y như bị thôi miên, ngoan ngoãn nghe lời A-Lịch-Sơn. Vua
Philippe thấy vậy chạy lại ôm con, mắt rưng rưng ngấn lệ vì xúc động và âu
yếm nói với A-Lịch-Sơn: "Hỡi con! Con phải có một giang sơn xứng đáng
cho con hơn chứ xứ Macédoine nầy không đủ cho chí cả của con".
b) A-Lịch-Sơn còn biểu lộ khí phách hiên ngang từ thơ ấu trong trường
hợp nầy nữa. Đó là ông cầm ly rượu tạt vào mặt Attlas, người chú bà vợ hai
của phụ vương. Vua Philippe đã gây sóng gió trong gia đình bằng cách bỏ
bà vợ lớn là Olympias để cưới một bà vợ nhỏ trùng tên với nữ hoàng
Cléopâtre của Ai Cập. Giữa tiệc cưới tưng bừng, Attlas đứng lên yêu cầu tất
cả khấn vái thần linh cho Cléopâtre sinh một hoàng nam kế vị vua Philippe.
A-Lịch-Sơn cảm thấy ô nhục vừa cho mẹ mình vừa cho mình, cơn lôi đình
nổi lên, ông tạt vào mặt Attlas ly rượu đổ tung tóe. Bị mất mặt đến tàn tệ,
vua Philippe toát gươm ra tính hạ sát con, nhưng có người cản, ông dằn
được nộ khí, ngồi thừ xuống tủi nhục, hối tiếc tràn lan trong tâm hồn.
Khí phách đội trời đạp đất ở đời có từ xuân xanh đó, A-Lịch-Sơn đem
áp dụng 13 năm trời trong cuộc trường chinh gần như vô tiền khoán hậu.
Ông hạ thành quách Hi Lạp, Ai Cập. Ông quật ngã Ba Tư. Ông xua quân
tràn ngập Ấn Độ. Một mình có đến hai thủ đô là Suse và Babylone. Chỉ ba
mươi mấy tuổi đầu mà dưới chân có cả một đế quốc bao la, làm mưa làm
gió từ Âu sang Á như thần Mars hiện hình.
3.- Nhìn chung cuộc đời A-Lịch-Sơn, ngoài các chiến công hiển hách, ta
thấy ông đã chịu ảnh hưởng gì nơi thầy Aristote của ông. Tuy về đường
chính trị và trong mấy năm sau cùng, sống trụy lạc dâm đãng, A-Lịch-Sơn
đi lệch lạc đường lời của Aristote song phải nhận rằng chính Aristote đã ẩn
hình trong con người của A-Lịch-Sơn, suốt đường đời oanh oanh liệt liệt
của vị đế vương trẻ tuổi nầy. Trước khi chứng minh ảnh hưởng đó, ta cần