biết đại cương về tôn sư của A-Lịch-Sơn là hiền triết Aristote. Ông sinh tại
Stagire năm 384 và ly trận ở Chalcis năm 322 trước công viên. Từ bé ông
hấp thụ giáo dục gia đình vững chắc bởi người cha là Nicomaque một ngự y
của vua Macédoine. Tinh thần khoa học manh nha trong đầu óc ông từ ấu
thời do ảnh hưởng thân phụ vốn là y sĩ lỗi lạc. Tinh thần nầy chi phối suốt
cuộc đời trí thức của ông và ông đã lưu truyền nó trong A-Lịch-Sơn.
Trương truyền rằng ông rất xấu tướng, đi cà nhót, cặp mắt ngó như diều
hâu, hai môi đóng khít lại và ăn mặc tươm tất chứ không như nhiều triết gia
khác. Khi A-Lịch-Sơn vừa chào đời thì vua Philippe buộc ông hứa sau nầy
làm quân sư cho A-Lịch-Sơn. Những gì tinh hoa ông thu hút ở thầy Socrate
hồi 17 tuổi và ở Thầy Platon trong vòng 20 năm, ông nổ lực dồn nhét cho
A-Lịch-Sơn. Có lần vua Philippe nói với A-Lịch-Sơn rằng đã chọn cho con
một bực thầy xứng đáng và các ân huệ nhà vua ban cho Aristote rất công
bình. Tỉnh Stagire, nơi chôn nhau cắt rún của Aristote khỏi bị vua Philippe
tàn phá mà còn được trùng tu diễm lệ là do vua Philippe muốn tri ân công
lao thầy của con mình. Người xứ ông coi ông như thần tượng do bộ óc quán
tuyệt của ông nên ông có biệt danh là: " Stagirite". Sau ngày A-Lịch-Sơn
bắt đầu cuộc vạn lý trường chinh, Aristote nhớ trò quá, buồn thui thủi trở về
Nhã Điển, lập gần đền thờ Thần Apollon Lycéum một học viện lấy tên thần
nầy là Lycéum. Học viện nầy cũng giống như Académus của Platon, lò rèn
bộ óc ông ngày xưa. Nơi đó, ông hoặc ngồi trên ghế đá các môn sinh ngồi
quanh nghe giảng, đối thoại hoặc ông vừa đi dạo với các đồ đệ vừa giảng
bài. Vì đó người ta thường hay gọi trường của ông là trường người đi dạo
hay tiêu dao"École Péripatéticienne". Ông dạy học 13 năm đào tạo môn
sinh lên đến số ngàn. Ông khác Socrate và Khổng Tử ở chỗ vừa dạy học trò
vừa dạy con cái tận tình. Ông có hai con, một gái lấy tên vợ ông là Pythias,
một trai lấy tên ông là Nicomaque. Ông đã biên soạn một tác phẩm trứ danh
để dạy con về đạo đức. Đó là cuốn" Đạo đức học cho Nicomaque". Chưa
nguôi sầu thảm vì cái tang của Thầy Platon, ông nát lòng thêm vì cái tang
của trò A-Lịch-Sơn đại đế. Thế lực A-Lịch-Sơn xuống dốc rồi, các nhà cầm
quyền Nhã Điển tìm cách trả thù các bậc trí thức thân Macédoine. Ông nghĩ
thành Nhã Điển đã đầu độc rồi Socrate, không nên để cho nó phạm thêm tội