HÀ NỘI BỂ DÂU - Trang 48

làm như viết bằng nước chanh thì đem «là» hoặc hơ nóng tờ giấy lên, viết
bằng nước cơm thì bôi lên lớp nước pha iode loãng, chữ sẽ hiện dần ra. Tôi
cảm giác đây là một đơn vị đặc biệt có nhiều nét bí hiểm kiểu điệp viên
trinh thám. Cũng hay hay. Tôi để ý thấy trình độ tiếng Anh tiếng Pháp của
anh Đỗ rất khá. Tôi đưa ra mấy quy ước tóan học và định lý hóa học, vật lý
học giả vờ ngây ngô hỏi thử xem. Anh tỏ ra biết về khái niệm nhưng nói
thật là quên nhiều vì bỏ học đã lâu rồi. Có lúc tôi nghe anh lí nhí i ỉ những
bài hát tiếng Anh, tiếng Pháp quen thuộc một thời. Anh có cây kèn
Harmonica, chiều chiều mang ra thổi những bản nhạc ta và cả nhạc cổ điển
nữa. Một hôm nghe anh thổi bản nhạc quen, tôi hứng lên hát theo: «Quay
quay… thương nhớ quyến vào tơ / Quay quay em nhớ tiếc thương
chàng»
… Anh bật đứng lên dập tông kích thích cho tôi hát đi hát lại say
xưa bài Quay tơ của nhạc sỹ Tử Phác. Mãi sau này về Hà Nội giải phóng
tôi mới biết anh chính là em ruột ông Tử Phác!

Lúc ấy chỉ biết có người phụ trách trên cơ lại hợp với mình là khóai

rồi. Một hôm có người đến nhà tôi ở mượn thêm nồi nấu cơm. Tôi đoán có
khách từ trong thành ra. Chiều gần tối, ngó ra ngõ trước nhà thấy dáng
người con gái quen quen, tôi lén nhìn qua vách liếp. Đúng là Dương Thị
Cương rồi! Ở nơi xa này gặp người quen thì mừng lắm nhưng nguyên tắc
hoạt động nội thành là không ai được biết ai. Ngay cả với bốn anh chị trên
tôi, anh em trong nhà đều biết nhau có hoạt động ở một cơ sở nào đấy
nhưng việc ai nấy biết. Cương là con giáo sư Dương Quảng Hàm – một học
giả nổi tiếng, một thầy giáo được sự tôn kính của nhiều thế hệ học trò,
người cùng với giáo sư Hòang Xuân Hãn chủ trì việc xây dựng chương
trình giáo dục của nước Việt Nam mới và là vị Hiệu trưởng đầu tiên của
trường Chu Văn An sau ngày nước nhà giành độc lập. Sau đêm 19 tháng 12
năm 1946, thầy biệt tích luôn! Có thể thầy trong số những người không
may gặp nạn trong những ngày đầu Hà Nội nổ súng kháng chiến và thi hài
bách tính được gom lại chôn chung trong nấm Mồ nạn nhân chiến tranh
khổng lồ dọc con đường hông bên trái Tòa án đối diện với Hỏa Lò. “Giữa
phen thay đổi sơn hà / mảnh thân chiếc lá biết là làm sao!”.
Sau này thành
phố di cốt đi, trả lại con đường cũ nhưng người Hà Nội quen gọi là «Chợ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.