Mấy Lời Của Người Làm Tuyển Hà Nội
Cũ Nằm Đây
S
au khi cha tôi qua đời, đọc lại những di bút của cha tôi, nhà văn Ngọc
Giao, một nỗi ân hận xót xa và xúc động dâng trào trong tôi. Từng dòng
chữ cho tôi thấy những mong ước thiết tha đến cháy bỏng của ông là được
in lại các tác phẩm của mình, vừa mãnh liệt lại vừa tuyệt vọng. Trong một
bức thư dự định gửi gắm việc in tác phẩm cho một người bạn, ông dăn dò:
“Thưa bác, trang bìa sau, dưới ảnh in mấy dòng này thì trang bìa đẹp hơn,
có ý nghĩa hơn. Tôi rất tiếc. Đêm khó ngủ, mơ thấy sách bán được, và được
tái bản, ta sẽ in thêm bài về ông Vũ Đình Long và một số gương mặt nhà
văn khác, cuốn sách sẽ đỡ mỏng manh. Nhưng đó chỉ là một điều mơ ước.”
Qua bút tích để lại của cha tôi sau năm 1990, có thể thấy sinh thời ông đã
có rất nhiều dự định trong sáng tác, có những dự định đã thành tác phẩm,
có những dự định còn dang dở.
Tôi đọc và bật khóc. Mãi lo sinh kế cho gia đình, tôi đã để cha tôi cô đơn
đến thế. Giữa cái guồng máy xã hội mà ai nấy đều quay cuồng đến chóng
mặt cho cuộc mưu sinh và mưu cầu danh - lợi, một ông già ngoài tám mươi
bút run, sức yếu làm sao lo nổi cái chuyện in sách và ra sách.
Cha tôi là một con người nhạy cảm, tinh tế và sâu sắc. Càng già càng hiu
hắt, càng tiếc thương từng áng mây chiều, từng đoá hoa sớm héo, từng làn
gió nhẹ xuân thu. Từ sau 1954, trải qua biết bao thăng trầm sóng gió, ông
đã gác bút triệt để. Ông không còn gì nữa, như ông đã nói trong môt bài ký,
“ngoài dăm ba khóm trúc gầy, mươi khóm hoa hèn cỏ dại, mọc lẫn vào
thanh thảo. Đôi khi cố công ngồi tỉa xén một hai búi cây hoang dại bờ rào