II. CHÍNH-KHÍ CA (Hà-thành thất-thủ chí công
quá ca)
DỊ-ĐIỂM TRONG CÁC BẢN
Về bài Chính-Khí ca nay còn nhiều chép. Tôi đã xét bản quốc-ngữ chép
vào khoảng năm 1883, nhưng thiếu mất từ vế 109, và một bản bằng chữ nôm
chép cũ, và đủ. Bản đầu sẽ gọi tắt bằng bản A. Bản sau, sẽ gọi tắt là bản B.
Ngoài ra, còn một bản nôm mà ông Nguyễn-Văn-Oánh đã phiên-âm mà tôi
chỉ có bản quốc-ngữ ; nhưng nó có thêm dấu chữa lại nhiều. Bản thứ ba này
gần như bản B ; nhưng từ vế thứ 127 thì khác nhiều, và kém bản B bốn vế.
Tôi sẽ gọi nó là bản C. Ở thư-viện Bác-cổ có hai bản sao, mà ông Hoàng-
Thúc-Trâm và ông Nguyễn-Văn-Tố đã phiên-âm. Bản đầu không có đoạn
cuối từ vế 127. Trái lại, bản thứ hai có đến 193 vế. Tôi sẽ gọi bản ấy là bản
D và E. Trong các báo chí, từ khi nước ta được độc-lập, đã có báo đăng bài
Chính-Khí ca, phần nhiều là theo người đọc thuộc lòng, như báo Thông-Tin
số hai vào dịp ngày giỗ Hoàng-Diệu, năm 1945. Xét các bản ấy, thì những
bản B, C, D, E phần lớn ở một gốc mà ra, và gốc ấy khác bản A.
Bản E chắc là do một kẻ nào đã tự thêm 53 vế vào bài cũ. Đoạn này
văn kém-cỏi, ý rỗng-suông. Chỉ toàn những câu văn than-vãn sáo. Sau đây
chép lại mấy câu ở đầu và cuối của đoạn này. Xem qua thì sẽ thấy là giả :
Ngán thay cho cái phong-trần,
Tiếc thay cho kẻ trung-thần lắm thay !
Vì ai nên nỗi nước này,
Để người danh-tiết biết ngày nào quên…
Nỗi niềm trông thấy mà đau,
Nỗi lòng ai dãi cho ai (nhau) hỡi lòng ?
Anh-hùng mới biết anh-hùng.
Bản A có tính-cách sao lại xưa hơn cả. Còn những bản kia chắc đã bị
sửa chữa. Một chứng là chỉ bản A giữ đúng tự của Hoàng-Diệu.