CHÚ THÍCH
1. Thần kinh: Nơi vua đóng đô. (BT)
* Những chú thích đề BT trong sách này đều là của Biên tập viên.
2. Day: Quay đi hướng khác (BT)
3. Quả nhơn: Cách tự xưng khiêm nhường của vua chúa. (BT)
4. Thảo dã: Chỉ chốn thôn quê, nơi quê mùa. (BT)
5. Đại hữu vi: Làm nên nghiệp lớn. Nguồn gốc từ câu “Cố tương
đại hữu vi chi quân, tất hữu sở bất triệu chi thần” (Cho nên, ông vua
sắp làm nên nghiệp lớn, ắt phải có người bề tôi mà tự mình chẳng dám
vời) trong sách Mạnh Tử. (BT)
6. Trường Thọ ở Quảng Đông là nơi Thích Đại Sán tu học và sau
này làm trú trì.
7. Từ Hoàn
徐 釚 (Phiên theo Khang Hy tự điển là Từ Cầu mới
chính xác) (1636-1708) là một nhà chính trị đời Thanh, người Ngô
Giang (nay thuộc Tô Châu, Giang Tô). (BT)
8. Núi ở phía đông huyện Tăng Thành, tỉnh Quảng Đông. Tương
truyền, Cát Hồng đời Đông Tấn tu tiên đắc đạo ở đó.
9. Biệt xưng của thị thành Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, xưng
tắt Dương Thành. Thời Chiến Quốc, Cao Cổ làm tướng nước Sở, có 5
con dê ngậm bông lúa đến trước sân, cho nên tòa sẵn sự Quảng Châu
có vẽ 5 con dê ở trên rường nhà. Hoàn vũ ký chép rằng: Ngày xưa có
5 người tiên cưỡi 5 con dê đến phủ Quảng Châu, nên nay gọi Quảng
Châu làm Ngũ Dương thành.
10. Trưởng giả ở Xá Vệ thành nước Ấn Độ tên Cấp Cô Độc, vì
tính từ thiện muốn châu cấp kẻ cô độc, nên người ta gọi tên như thế.
Cấp Cô Độc mời Phật đến thuyết pháp, nhơn gọi tên vườn Cấp Cô
Độc.
11. Tiếng nói nhà Phật, tam xa gọi ngưu xa, lộc xa và dương xa
để ví với Bồ Tát thừa (Đại thừa), Duyên Giác thừa (Trung thừa) và
Thanh Văn thừa (Tiểu thừa).
12. Ngày xưa người Ấn Độ gọi Trung Quốc là Chấn Đán.