13. Tên một tiên nữ. Hán Vũ đế nội truyện: Mùng 7 tháng Bảy
Nguyên Phong nguyên niên, Tây Vương Mẫu ngự xuống Hán cung
khiến mời Thượng Nguyên Phu nhơn đến ăn yến. Phu nhơn là mẹ của
Tam Thiên Chân hoàng, thống lãnh thập phương Ngọc nữ.
14. Tiên nữ ngày xưa, tu đạo ở Cô Dư sơn. Thời Đông Hán, Tiên
nhơn Vương Phương Bình đến nhà Thái Kinh, mời Ma Cô đến, Ma Cô
bảo Phương Bình rằng: “Từ ngày ta được thừa tiếp đến nay, đã thấy
thương hải 3 lần biến làm tang điền; vừa rồi ta đến chơi bồng lai, thấy
nước cạn hơn ngày trước, có lẽ sắp biến thành lục địa chăng”.
15. Thời Đường thi sĩ Giả Đảo ngồi trên lưng lừa nghĩ được câu
thơ: “Điếu túc trì trung thọ, tăng ‘Xao’ nguyệt hạ môn”, chữ ‘Xao’ lại
muốn đổi làm chữ ‘thôi’, cân nhắc hai chữ, không biết chữ nào hay
hơn, suy nghĩ sửng sốt, đến đỗi đạo lính hầu quan Kinh doãn đi đến
cũng không biết.
16. Tây Vực ký: Ngũ minh đại luận bao gồm: 1) Thanh minh. 2)
Câng xảo minh. 3) Y phương minh. 4) Nhân minh (luận lý học). 5)
Nội minh (Phật giáo lấy tam tạng 12 bộ làm Nội minh).
17. Tiếng Phạn: Giác tuệ châu viên, thông nhập pháp tính gọi là
“viên thông”.
18. Tiếng Phạn cũng gọi là “tam ma địa”, tam muội nghĩa là thế
tịch tịnh lìa khỏi các mối tà loạn.
19. Tên các vị cao tăng. Bửu Chí, cao tăng đời Lục Triều, có
phép linh, Tề Vũ đế bắt giam vào ngục, sáng ngày đã thấy đi chơi ở
chợ; nhưng đến lúc kiểm tù lại vẫn thấy trong ngục. Phong Can, cao
tăng đời nhà Đường, thường cưỡi cọp ngâm khúc đạo ca. Đỗ Trừng
cao tăng đời nhà Tấn.
20. Tần Đạo Xước, Đường Tăng, mỗi lúc tụng kinh trong miệng
phóng ra hào quang.
21. Người thời Tam Quốc, thường đánh đàn độc huyền đọc Kinh
Dịch.
22. Cừu Triệu Ngao (1638-1717) tự Thương Trụ, là một học giả
nổi tiếng cuối đời Minh đầu đời Thanh. Tác phẩm tiêu biểu: Tứ thư