thứ 23 (1714) chép đầu đuôi việc trùng tu chùa Thiên Mụ và khiến
người qua Tàu mua Đại tạng kinh và Luật luận hơn 1000 bộ, có chua ở
sau rằng: “Thời ấy có Chiết Tây hòa thượng tên Đại Sán hiệu Thạch
Liêm đem thiền đạo yết kiến, rất được vua yêu, sau ông về Quảng
Đông đem những gỗ quý do nhà vua tặng cho, cất chùa Trường Thọ,
nay có di tích đương còn”. Xét Đại Sán diên lưu ở Quảng Nam từ cuối
tháng Giêng năm Ất Hợi Khang Hy (1695) đến cuối tháng 6 năm Bính
Tý (1696). Chú văn trên đây rõ ràng do sự lầm lẫn của kẻ biên soạn
Đại Nam thực lục.
243. Hải ngoại kỷ sự, quyển III, 16b-20a. Đại Sán vì biểu dương
Trương tiết phụ mà làm bài Tứ ngôn cổ thư và bài dẫn, cũng thấy chép
ở Ly lục đường tập, quyển 1 hạ, 1a-4a.
244. Lam tổng binh ở đây có lẽ Lam Lý. Lý tên tự Nghĩa Phủ,
hiệu Nghĩa Sơn, người Chương Phố, từng theo Tịnh Hải tướng quân
Thi Lương qua đánh Trịnh Phiên ở Đài Loan. Khang Hy năm 27
(1688) nhiệm chức Chiết giang Định Hải trấn tổng binh trải 10 năm,
có tiếng khen tốt, sau trấn thủ Thiên Tân, năm 45 (1706) dời bổ Phúc
Kiến lục lộ, Đề đốc, mùa thu năm Tân Mão (1711) vì vụ án ăn trộm
của Chương Bình Trần Ngũ Hiển, bị giải chức. Năm Nhâm Thìn
(1712) bị tham hạch, gia sản bị tịch thâu và biên tên vào Kỳ tịch (sổ
lính). Gặp lúc Tây Tạng có chiến tranh, Lý đem con đi theo Tướng
quân Chân Mục Thại ra đông lộ, đóng ở đài 25, hơn một năm vì tuổi
già được cho về kinh. Năm 59 (1720) tạ thế, năm ấy đã 72 tuổi. Sinh
bình tính nóng nảy, lúc nổi giận như sấm sét, qua đó quên liền, muốn
tự tôn, tự đại chẳng chịu phục ai, hay gây mắng chửi, đối với kẻ quyền
thế bề trên thường kiêu ngạo khinh khi, tỏ ra thị thiên hạ chẳng ai bằng
mình; nhưng gặp kẻ tài ba hào kiệt, tuy nghèo hèn cũng hạ mình kính
lễ; gia đình giữ cần kiệm, cơm thô áo vải, cũng vui lòng. (Xem Phúc
Kiến, Thông chí liệt truyện, quyển 35, Thanh 4, 14b-19b).
245. Vương mẫu Tống thị, tức Hiếu Nghĩa hoàng hầu, con gái
quan Thiếu phó Tống Phúc Vinh, mất ngày Mậu Dần tháng Ba năm
Hiển Tông (tức Minh vương) Bính Tý thứ 5 (1696), hưởng thọ 44