Mâu thuẫn giữa quân đội mới và quý tộc cũ gia tăng đến tận chiến trường, Ishak lại trở thành
một vật hy sinh chính trị nữa của Roxelana.
Chương 32: Vụ thảm sát ở nhà thờ Hồi giáo
Tiếng chuông tang lễ vang vọng trên khắp bầu trời Istanbul, trên ngọn tháp cao vang vọng
tiếng hát buồn thương mà trang trọng. Tiếng chuông không chỉ cất lên vì những tướng sĩ đã qua đời
trong trận hải chiến ở Preveza, mà còn để ai điếu cho sự ngã xuống của một bậc đế vương.
Suleiman, người chiến binh vĩ đại đã dẫn dắt đế quốc Ottoman bước vào thời đại hưng thịnh,
suốt cuộc đời ba mươi lần đích thân xuất chinh, cuối cùng lại tạ thế vì buồn phiền và những vết
thương cũ. Nhà thờ Baki nổi tiếng – một người bạn của sultan đã viết một bài thơ bày tỏ nỗi bi
thương của chính mình và người dân Ottoman:
“Trời đã sáng rồi. Lẽ nào vị vua của tôi sẽ không bao giờ tỉnh dậy từ giấc ngủ sau được nữa?
Ngài sẽ không bao giờ sải bước khỏi lều trướng tựa như ánh sáng rực rỡ trên bầu trời nữa sao?
Chúng ta đã nhìn đăm đăm vào con đường đó rất lâu rồi, nhưng vẫn hoàn toàn không có tin
tức.
Từ mảnh đất ấy, từ sự chỉ huy trước trận đấu của bệ hạ.
Khuôn mặt ngài ấy xám trắng, cánh môi khô héo, nằm ở nơi kia.
Như đóa hoa hồng được dòng nước ngọt ngào nuôi lớn giờ đã tàn phai…
Xin ngợi ca tấm lòng Thánh Allah, vì người đã phù hộ cho ngài dù ở bất cứ thế giới nào.
Trước cái chết vinh quang tỏa sáng của ngài viết dòng chữ ‘kẻ tử vì đạo’ và ‘Ghazi’”.
Vô số người dân trong thành tụ tập lại ở bên ngoài nhà thờ Hồi giáo Ayasofya, muốn dâng
những đóa hoa tươi cho vị vua từ bi lại dũng cảm, nhưng chỉ có một số bộ phận rất nhỏ được vinh dự
đi viếng di thể.