nhiều tác giả
Hàn Mặc Tử
Thơ trăng
Hàn Mặc Tử tên thật Nguyễn Trọng Trí sinh ngày 22-9-1912 tại Lệ Mỹ
(Đồng Hới, Quảng Bình), con ông Nguyễn Văn Toản và bà Nguyễn Thị
Duy. Tổ tiên vốn họ Phạm và quê quán ở Thanh Hóa. Ông cố là Phạm
Chương liên quan về quốc sự, gia đình bị truy nã, nên người con là Phạm
Bồi trốn vào Thừa Thiên, đổi ra họ Nguyễn, theo họ mẹ. Thân sinh nhà thơ
là con trưởng cụ Phạm Bồi tức Nguyễn Bồi.
Năm 17, 18 tuổi, thi sĩ họ Hàn đã bắt đầu có những bài thơ nổi tiếng, nhất
là mấy bài Đường luật như Thức Khuya được nhà thơ, nhà yêu nước Phan
Bội Châu khen và họa lại. Năm 20 tuổi, thi sĩ làm việc ở Sở Đạc điền (Qui
Nhơn), thỉnh thoảng gởi thơ đăng ở tuần báo Phụ nữ Tân văn ký tắt với bút
hiệu P.T Qui Nhơn. Đầu năm 1935, xin thôi việc ở Sở Đạc điền, vào Sài
Gòn giữ trang văn chương ở các báo Gài Gòn, Công Luận, Tân Thời, Trong
Khuê Phòng. Được một năm ông trở về Qui Nhơn, rồi mắc bệnh phong,
điều trị tại nhà khá lâu mà không khỏi, ông bị cưỡng bức vào nhà thương
Qui Hòa. Ngày 11-11-1940, thi sĩ ra đi trong đau đớn cả về thể xác lẫn tâm
hồn...
28 năm, một cuộc đời ngắn ngủi, nhưng thi sĩ đã để lại cho chúng ta những
tác phẩm thơ vô giá, nhất là những vần thơ nói về trăng. Trăng trong thơ từ
cổ chí kim nhiều hơn sao trời, lá rừng, cá bể. Nhưng trăng trong thơ thi sĩ
họ Hàn lại có cái gì đó khác biệt lắm: “Trăng nằm sóng soải trên cành liễu/
Đợi gió đông về để lả lơi”. Một hình ảnh về trăng “xưa nay hiếm”, một
cách nói về trăng “không giống ai”. Nhưng suy cho cùng đó là cách nói gần
gũi, quen thuộc với người Việt. Cái dáng “nằm sóng soải” là một kiểu nằm
hết sức thoải mái, tự nhiên. Nhà thơ Mai Văn Hoan có nói rằng: “Trăng
không chỉ “nằm sóng soải” mà còn “Đợi gió đông về để lả lơi”. Trăng cũng
thèm khát như người, cũng đa tình như người”. Đó là những cái tình rất đời
thường, rất chân thật. Nhà thơ không hề giấu giếm khát vọng trần tục của
mình (trần tục nhưng không dung tục). Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng ca