HÀN PHI TỬ - Trang 5

Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi

Hàn Phi Tử

Lời mở đầu

Hàn Phi Tử là tư tưởng gia cuối cùng của thời Tiên Tần, tập đại thành các
pháp gia (các nhà cho rằng trị nước, dùng pháp luật có hiệu quả hơn, là
những người chủ trương pháp trị, trái với Khổng, Mặc chủ trương nhân trị)
trong ba bốn thế kỷ, nên trước khi giới thiệu đời Tống và tư tưởng của Hàn
Phi, chúng tôi ôn lại hai thời Xuân Thu và Chiến Quốc về phương diện xã
hội, chính trị và học thuật, lược thuật tư tưởng và chính sách của các pháp
gia trước Hàn Phi: Quản Trọng, Tử Sản, Lý Khôi, Ngô Khởi, Thân Bất
Hại, Thận Đáo, Thương Uởng.
Ba điểm chính trong học thuyết của Hàn là:
- Trọng cái thế: Người cầm quyền không cần phải hiền và trí, mà cần có
quyền thế và địa vị. Hiền và trí không đủ cho đám đông phục tùng, mà
quyền thế và địa vị đủ khuất phục được người hiền. Trọng thế thì tất nhiên
trọng sự cưỡng chế: vua nắm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, và
phải được tôn trọng triệt để, bắt chết thì phải chết.
- Trọng pháp luật: Mà pháp luật phải hợp thời, dễ biết dễ thi hành, phải
công bằng.
- Trọng thuật trừ gian: Dùng người, điểm này rất quan trọng. Hàn đưa ra
nhiều thuật tàn nhẫn rồi dùng nhiều cố sự để dẫn chứng, đại khái cũng như
Kautilya ở Ấn Độ sau cuộc xâm lăng Ấn của Alexandre le Grand, một thế
kỷ trước Hàn Phi; và như Machiavel, tác giả cuốn Le prince ở Ý cuối thế kỷ
XV.

Học thuyết của Hàn giúp Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, nhưng
từ đời Hán ảnh hưởng của Hàn giảm nhiều, ảnh hưởng của Khổng học lại
mạnh lên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.