HÀN PHI TỬ - Trang 7

Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi

Hàn Phi Tử

PHẦN I - Chương 1

THỜI XUÂN THU VÀ CHIẾN QUỐC

TÌNH HÌNH XÃ HỘI

Hàn Phi là tư tưởng gia cuối cùng của thời Tiên Tần, tập đại thành các Pháp
gia trong ba bốn thế kỷ, nên trước khi giới thiệu đời sống cùng tư tưởng của
ông, chúng tôi nghĩ cần ôn lại hai thời Xuân Thu và Chiến Quốc về phương
diện xã hội, chính trị và học thuật. Có sách cho vua Văn Vương là người
khai sáng nhà Chu; sự thực ông chỉ là một chư hầu (Tây Bá) có tài có đức
dưới quyền vua Trụ nhà Thương (cũng gọi là nhà Ân). Chính con ông, Võ
Vương, mới diệt Trụ mà lên ngôi, mở đầu cho nhà Chu (năm -1122)[1].

Qua đời sau, con Võ Vương là Thành Vương còn nhỏ[2], Chu công tên là
Đán, em Võ Vương (tức là chú của Thành Vương) làm chức Trủng Tể, coi
việc nước, sửa sang lại chế độ, nhạc lễ, giáo hoá, làm cho nhà Chu cường
thịnh, văn minh. Từ đó chế độ phong kiến lần lần thay chế độ thị tộc. Sử
chép đầu đời Chu có tới 1600 chư hầu, chúng tôi nghĩ là những bộ lạc, chưa
thật sự là chư hầu như giữa đời Tây Chu trở đi[3].
Theo bộ Mạnh Tử (Vạn chương hạ - bài 2) đại khái chế độ phong kiến đời
Chu như sau:
Về tước vị các vua trong thiên hạ có 5 bậc: 1- Thiên Tử, 2- Công, 3- Hầu,
4- Bá và 5 - Tử với Nam cùng bậc.
Về phép phong đất thì có 5 hạng: 1- đất của Thiên Tử vuông vức một ngàn
dặm; 2- đất của Công và Hầu vuông vức trăm dặm; 3- đất của Bá bảy chục
dặm; 4- đất của Tử và Nam năm chục dặm.
Binh lực cũng quy định tuỳ theo nước lớn nhỏ. Thời đó chỉ dùng chiến xa,
chưa có bộ binh và kỵ binh. Mỗi chiến xa có 4 ngựa, một người đánh xe ở
giữa, một quân bắn cung ở bên trái, và một quân cầm thương ở bên phải.
Nước của Thiên Tử có vạn chiến xa, nước của Công Hầu có ngàn chiến xa,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.