Nội trừ thuyết thượng
Thiên này và năm thiên sau đều gom góp các qui tắc, các cố sự về việc trị
nước, để cho vua chúa dùng. Cả sáu thiên cùng theo một lối trình bày: mới
đầu đưa ra cái cương yếu làm quy tắc, gọi là phần kinh, sau dẫn những cố
sự để giải thích phần kinh, gọi là phần truyện. Thiên này đưa ra bảy thuật
về việc xem xét cho đủ, thưởng phạt cho nghiêm và minh, nghe hết lời bề
tôi trình bày giả vờ ra lệnh, tập hợp các nguồn tin, đổi lời, tráo việc để biết
tình gian của bề tôi.
Có học giả cho phần kinh là của Hàn, phần truyện là của người sau; nhưng
cũng có học giả cho rằng cả hai phần kinh và truyện đều của Hàn, chỉ
những chỗ: “nhất viết”: (có thuyết khác bảo) mới là của người sau. Vậy ta
có thể coi 6 thiên đại khái là của Hàn. Thiên nào cũng kết cấu chặt chẽ, có
giá trị về luận thuyết, trừ vài chỗ chép thiếu có trong truyện mà không có
trong Kinh hoặc ngược lại.
31
Nội trừ thuyết hạ
Nhận định chung như trên. Thiên này nói về sáu điều bậc vua chúa phải dò
xét: quyền giao cho kẻ dưới, lợi của vua tôi khác nhau, kẻ dưới dựa vào sự
dối trá, lợi hại đều có bề trái, địa vị không rõ ngoại quốc can thiệp vào việc
nước mình.
Nhận định chung như trên.
32
Ngoại trừ thuyết tả, thượng
Đưa ra 6 thuật trị nước dùng người; xét xem hành động của bề tôi có hợp
với lời nói hay không, xem lời có thực dụng không, đừng khen tiên vương,
không tự làm thì dân không tin, đừng dùng kẻ sĩ bàn suông, phải giữ chữ
tín, rồi mới hành pháp.
nt