nhanh chóng đạt được các mục tiêu của quốc gia vĩ đại của chúng ta, như
hai ngài đã đặt ra.
Trong những tháng năm làm tư lệnh các đội quân quả cảm của chúng ta
trong Thế chiến thứ I, tôi đã học hỏi được nhiều về hành vi con người trong
chiến đấu. Trong khi bất kỳ người lính tốt nào cũng đều tuân thủ mệnh
lệnh, tôi thấy rõ ràng họ phản ứng khác nhau với việc giết người. Và tôi tin
rằng sự khác biệt này dựa trên bản chất con người họ.
Nói ngắn gọn, nghiên cứu của tôi liên quan đến việc hỏi người lính
những câu hỏi, trước và sau khi hành hình những kẻ thù của nhà nước bị
kết án, rồi sau đó phân tích các câu trả lời. Những biểu hiện này gồm một
số tình huống khác nhau: các phương pháp hành hình, các loại tù nhân
khác nhau, quan hệ của lính với các tù nhân, nên tảng gia đình và lịch sử
cá nhân của người lính v.v… Các ví dụ đến giờ này như sau:
Vào ngày 18 tháng 07 năm nay, tại thành phố Gatov, một người lính (Đối
tượng A) đã điều tra khá lâu hai nhóm người Do Thái bị kết tội tham gia
các hoạt động lật đổ. Anh ta sau đó được lệnh triển khai thứ tự hành hình
bằng súng trường tự động.
Vào ngày 19 tháng 07, một người lính tại Charlottenburg (Đối tượng B)
đã hành hình tương tự một số kẻ thâm nhập người Ba Lan. Cho dù Đối
tượng B là người trực tiếp giết chết chúng, nhưng anh ta không có quan hệ
gì với chúng trước khi tiêu diệt, không giống những cuộc hành hình tại
Gatow.
Vào ngày 21 tháng 07, một người lính (Đối tượng C) đã hành hình một
nhóm dân Du mục Roman có hành vi lệch lạc vê tình dục, tại một cơ sở đặc
biệt chúng tôi xây dựng tại Trường Đại học Waltham. Khí độc CO phả ra
từ ống khói xe hơi là phương thức hành hình. Giống như Đối tượng B,
người lính này chưa hề tiếp xúc với các nạn nhân. Tuy nhiên không như
Đối tượng B, anh ta không chứng kiến những cái chết của chúng.
Paul Schumann thở hồng hộc vì sốc. Gã xem lại lá thư đầu tiên. Trời ạ,
những người bị giết đều là người vô tội được chính Ernst thu nạp, những
gia đình Do Thái, những công nhân Ba Lan… Gã đọc lại vài đoạn để chắc