Hitler đang không chú ý đến. Y trải ra trên bàn một bản vẽ kiến trúc và
nghiên cứu nó chăm chú.
“Gửi nhầm?” Ernst hỏi. Bị một trong những gián điệp của Göring ăn cắp
mới là nghĩa đúng của từ này. “Cảm ơn nhiều, ngài Bộ trưởng,” hắn nhẹ
nhàng nói. “Tôi sẽ nhờ ai đó lấy hộ ngay lập tức. Chúc ngài một ngày
tốt…”
Dĩ nhiên, trò đánh lạc hướng không hiệu quả. Göring nói tiếp. “Cậu gặp
may khi hồ sơ đó được gửi sang chỗ tôi. Tưởng tượng xem ai đó có thể
nghĩ đến việc xem văn bản của người Do Thái, có chữ ký của cậu trên đó.”
Hitler ngước mắt lên. “Cái gì thế?”
Mồ hôi vã ra đến kỳ lạ, như thường lệ Göring lấy tay lau mặt rồi đáp,
“Nghiên cứu Waltham mà Đại tá Ernst tiến hành.” Hitler lắc đầu, tên Bộ
trưởng vẫn kiên trì. “À, tôi cho rằng Lãnh tụ của chúng ta đã biết đến nó.”
“Nói cho ta nghe,” Hitler yêu cầu.
Göring đáp, “Tôi chẳng biết gì về nó. Tôi chỉ nhận được -do gửi nhầm,
như tôi đã nói - vài báo cáo do các tay bác sĩ tâm lý Do Thái viết. Một báo
cáo của tay người Áo, Freud. Một báo cáo của WeiSS. Những người khác
tôi không nhớ nổi.” Hắn vừa nói vừa cắn môi. “Mấy tên tâm lý học đó.”
Trong hệ thống phân cấp những kẻ Hitler căm ghét, người Do Thái xếp
đầu bảng, những người Cộng sản xếp thứ hai và những người có trí tuệ xếp
thứ ba. Các nhà tâm lý học đặc biệt bị gièm pha, chê bai vì họ chối bỏ
thuyết chủng tộc - niềm tín rằng chủng tộc quyết định hành vi, một nền
tảng quan trọng của tư tưởng Chủ nghĩa Quốc Xã.
“Có đúng không, Reinhard?”
Ernst hững hờ đáp, “Một phần công việc của tôi đó là đọc nhiều tài liệu
về xâm lược và xung đột. Đó là nội dung trong những văn bản này.”
“Cậu chưa hề nói điều này với tôi.” Và với bản năng đặc trưng đánh hơi
được dấu hiệu nhỏ nhất của âm mưu, Hitler hỏi nhanh, “Bộ trưởng Quốc
phòng Von Blomberg? Anh ta có biết đến nghiên cứu này của cậu không?’
“Không. Đến lúc này chưa có gì để báo cáo hết. Như cái tên cho thấy, nó
chi đơn thuần là một nghiên cứu do Trường Đại học Quân sự Waltham thực
hiện. Để thu thập thông tin. Chỉ thế thôi. Chẳng có gì quan trọng đâu.” Xấu