- Có thể cho tôi ở trọ được không?
Cô trả lời:
- Tôi còn có cha mẹ ở nhà, thầy muốn gì thì đến thưa với cha mẹ tôi.
Ngài hỏi lại lần nữa:
- Riêng cô có bằng lòng không?
Cô trả lời:
- Riêng tôi thì tôi rất hoan hỷ, nhưng thầy hãy thưa với cha mẹ tôi.
Sau cuộc gặp gỡ ngắn ấy, cô gái có mang, bào thai lớn dần. Cô bị gia đình đánh
đuổi ra khỏi nhà. Lang thang khổ sở, cuối cùng cô sinh được một bé trai xinh đẹp lạ
thường. Khi sinh ra càng thương con cô càng khổ. Con không cha mà cô thì quả thực
chưa từng gần gũi, quan hệ với người khác phái nào. Xấu hổ, cô đặt đứa bé trên chiếc bè
đem thả xuống sông cho trôi đi đâu thì đi. Sáng ngày, cô thấy đứa bé ngồi xếp bằng ngay
thẳng, gương mặt tươi tỉnh lạ thường, nên cô vừa lấy làm lạ vừa xót thương bồng về nuôi.
Đến bảy tuổi, đứa bé có một cốt cách rất đặc biệt, ngồi thì thẳng lưng, ăn thì không
ăn những mùi tanh hôi, mắt nhìn thẳng. Duyên đến, Tứ Tổ nhận đem về chùa nuôi. Lớn
lên ngài đắc đạo, được Tổ truyền tâm ấn, kế thừa Tổ vị. Ngài chính là Ngũ Tổ Hoằng
Nhẫn. Nghĩa là mẹ ngài chịu tất cả những khổ nhục để nuôi dưỡng và sinh ra ngài. Thầy
của ngài cũng nhẫn chịu sự già yếu, bệnh tật, chờ ngài lớn lên để truyền tâm pháp cho
ngài.
Sử ghi lại sau khi Tổ Hoằng Nhẫn truyền pháp cho Tổ Huệ Năng, ngài không
thăng tòa nữa. Chúng hỏi tại sao Hòa thượng không thăng tòa nữa? Ngài nói pháp đã về
phương nam. Bây giờ ngài trở lại am sống gần mẹ, lo lắng cho mẹ. Bổn phận đối với đạo
đã xong, giờ trở về làm bổn phận hiếu đạo đối với mẹ. Trong hàng Tổ sư của chúng ta đã
có các bậc như vậy.
Hiếu đạo có hai: Tinh thần và vật chất. Đối với người xuất gia thì đền đáp công ơn
cha mẹ bằng cách lo về mặt tinh thần. Bởi vì chúng ta không có đầy đủ phương tiện để
nuôi dưỡng cha mẹ, chỉ còn ráng tu, thực hành công phu cho được viên mãn. Thành đạo