HẠNH HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT - Trang 15

đạo vô thượng, chớ để họ thoái thất. Nếu có kẻ mới tu chút ít căn lành mà phải đọa lạc

trong các đường khổ, ông khiến những người ấy nhớ niệm danh hiệu của Phật và dùng

thần lực khiến họ không bị đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh”.

Sở dĩ có địa ngục, có những chốn khổ đau là do chúng sanh tạo nghiệp không tốt

mà chiêu cảm nên. Nghiệp không tốt ấy từ nơi thân, miệng, ý mà sanh ra. Từ đó chúng ta

bị các thứ tham lam, sân hận, si mê điên đảo kéo lôi. Tóm lại, cảnh khổ ở địa ngục là do

chúng ta tạo chứ không phải ai bày ra, áp đặt đưa chúng ta đến. Điều này chúng ta

nghiệm lấy cũng có thể biết.

Ví dụ như có người chọc giận mình, mình giận người đó tức là tâm không yên, địa

ngục hiện tiền trong lòng của chúng ta rồi. Địa ngục hiện ra thì thân bức xúc, miệng dùng

lời chửi mắng, tiếp theo là những ý niệm xấu xa hay những hành động hại người. Khi

nghĩ, làm những việc ấy, thì tâm mất sự an lạc, vì bị cấu xé làm ô nhiễm. Địa ngục hiện

tiền là thế, do chúng sinh tự gây tạo rồi chiêu cảm lấy thôi. Đã như vậy thì kêu cầu ai?

Cầu Phật, Phật cứu được không? Nhất định là không, tự mình phải cứu mình. Vì vậy Phật

dạy ngài Địa Tạng, những chúng sinh có gieo chút ít căn lành đối với Phật pháp, ông cố

gắng giúp họ phát triển căn lành của mình, tự hoàn chỉnh bản thân. Tự hoàn chỉnh mình

được rồi thì tự nhiên sự chiêu cảm cảnh địa ngục không còn nữa.

Rõ ràng chủ trương của đạo Phật là hoàn thiện ngay từ con người, sửa ngay từ tâm

của chúng ta. Nên có câu tu tâm dưỡng tánh là vậy.

Phật nói tiếp: “Nghiệp lực chúng sanh rất lớn, có thể sánh với núi Tu Di, sâu

dường biển cả, có thể ngăn đạo Thánh. Vì thế, chúng sanh chớ khinh điều quấy nhỏ mà

cho là không tội, sau khi chết đều có quả báo, dù chỉ mảy mún đều phải chịu lấy”. Tôi lặp

lại: Nghiệp lực rất lớn, có thể sánh với núi Tu Di. Bởi nó lớn quá nên chúng ta tu hoài mà

vẫn chưa thành Phật. Tu không hết nghiệp thì làm sao thành Phật được? Lại nghiệp sâu

dường biển cả, có thể ngăn đạo Thánh. Nghiệp nặng quá nên tu không nổi, nghiệp sâu

dày quá nên không làm được việc gì có công đức, có đạo hạnh, có trí tuệ. Thế nên người

Phật tử phải quan tâm, phải chủ động để chuyển nghiệp, từ nghiệp không tốt thành

nghiệp tốt. Chúng ta không sợ nghiệp nhưng phải biết cách chuyển nghiệp. Còn nếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.