không chuyển nghiệp được thì phải sợ nghiệp thôi. Vì nghiệp đã gây tạo rồi thì phải trả
nợ. Chuyện ấy là dĩ nhiên rồi, không ai chạy trốn được.
Phật lại dạy: “Vì thế chúng sanh chớ khinh điều quấy nhỏ mà cho là không có tội,
sau khi chết rồi đều có quả báo, dù chỉ mảy mún đều phải chịu lấy”. Dù chỉ tạo một mảy
mún, nhỏ xíu thôi nhưng kết quả của nó vẫn có. Một tâm niệm, một ý nghĩ, một lời nói,
một việc làm, nhưng tà vạy trái với chánh pháp, trái với lương tâm, thì sẽ mang lấy hậu
quả không tốt. Nên người Phật tử phải dè dặt khi tạo nghiệp. “Lại chí thân như cha với
con, mỗi người cũng theo nghiệp của mình mà đi khác đường, dù cho gặp nhau cũng
chẳng bằng lòng chịu khổ thay nhau”. Khi đã tạo nghiệp rồi thì phải mang gánh hậu quả
của nó, không ai thế cho ai được dù chí thân như cha với con. Nếu có gặp nhau, mỗi
người cũng phải đi theo nghiệp riêng của mình. Vì thế chúng ta đừng ỷ lại, cho rằng quý
thầy, quý sư cô tụng kinh thì chúng ta có thể siêu độ. Nếu quý thầy cô tu hành không ra
gì thì quí vị nghĩ sao? Cầu cho ai giúp cho ai được, trong khi mình nghèo quá? Thực tế là
như vậy. Người có tiền của, phương tiện, địa vị thì mới có thể giúp người này người kia
được. Nếu nghèo quá, muốn giúp cũng không thể giúp được? Nói không ai nghe, của cải
phước lực không có. Đây là điều chúng ta đáng sợ, đáng lo. Chúng sinh cho tới bây giờ
còn lăn lóc trong các đường là biết nghiệp tập nhiều lắm. Tội thì nhiều mà phúc thì kém.
Tội là, bởi nghiệm lại thấy vừa ngồi yên một chút thì trong lòng lăng xăng, nghĩ chuyện
hơn thua, danh lợi … Còn các phúc thiện, việc lành, việc phước chúng ta muốn giữ gìn
nhưng có khi lại quên đi từ hồi nào, không nhớ nổi. Trái lại gây với ai, giận ai, buồn ai,
cách đây năm mười năm… cần thì nó hiện ra nguyên hình, giống như xem Video. Bởi
vậy chúng ta phải tự lo, không nên ỷ lại vào ai. Nếu Phật cứu được thì chúng ta đã thành
Phật từ lâu rồi. Không ai cứu mình được bằng mình tự chuyển hóa, tự sửa đổi, tự cải
thiện chính tâm của mình.
Cho nên Phật mới dạy ngài Địa Tạng: “Chúng sanh dù chỉ gây được một chút
nhân nhỏ xíu ở trong Phật pháp, ông nên dùng đạo lực của ông khiến cho họ phát triển
nhân đó, để họ tự thành tựu lấy đạo quả”. Chứ Phật không bảo ngài đem khả năng của
ngài khiến người đó thành Phật, thành Tổ, thành La Hán. Trong nhà Phật không có chủ
trương ban phước giáng họa như vậy. Chư Tăng, chư Ni là người có trách nhiệm vừa tu