HẠNH HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT - Trang 4

và xây dựng cuộc đời, như thế là hạnh phúc lắm. Trong xã hội có rất nhiều người mong

một chút tình thương của cha, của mẹ, đôi khi không được. Ví dụ như bản thân tôi, sinh

ra ba, bốn tuổi thì cha mất. Bây giờ liên tưởng đến cha qua lời diễn tả của bà con chung

quanh, chứ tôi chưa hề biết mặt cha tôi như thế nào. Do đó những kinh nghiệm quý báu

của cha, những gì tốt đẹp trong dòng tộc của mình chưa được cha truyền lại. Mỗi dòng họ,

mỗi gia đình đều có truyền thống đặc biệt của dòng họ, của gia đình đó. Làm con trong

một gia đình, trong một dòng tộc nào thì nhất định chúng ta được thừa hưởng những

truyền thống đặc biệt của dòng họ ấy. Riêng tôi thì chưa được thừa hưởng di sản đó,

nhưng nhờ đủ phước duyên gặp Phật pháp, có thầy, có bạn nên cũng vơi bớt phần buồn

tủi.

Có nhiều người bất hạnh, mất đi tình thương cao quí ấy và bị lạc lõng giữa cuộc

đời; không gặp Phật pháp, thiếu học thức và các duyên tốt. Những người này tâm hồn,

cuộc sống thường chìm trong tăm tối. Do đó dễ dẫn đến trường hợp họ có hành động và

suy nghĩ sai lầm. Đây là điều quan trọng trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp.

Phật giáo chú trọng phương diện giác ngộ giải thoát, nhưng về mặt thế sự, những

quan hệ trong cộng đồng xã hội, Phật giáo không dạy người ta chạy trốn cuộc đời . Người

Phật tử là người quyết tâm học hiểu và sống đời sống đạo hạnh chân chính. Đồng thời là

một con người có đầy đủ cung cách để đóng góp, xây dựng một xã hội tốt. Do đó, người

Phật tử Việt Nam phải là người biết ơn cha mẹ. Và đã biết ơn thì phải đền ơn.

Sách xưa có dạy: “Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế”. Nghĩa là nếu chúng ta

sinh ra trong đời không có Phật thì chính cha mẹ hiện đời chúng ta là Phật. Câu nói này

nhằm nhắc nhở chúng ta, đừng xem thường đấng sanh thành và đừng quên ơn sâu dày đối

với song thân. Người không có điều kiện học hiểu Phật pháp, mà ở trong gia đình là một

người con hiếu kính cha mẹ như Phật thì người đó đã tu theo tinh thần của đạo Phật rồi.

Nhiều người cho rằng theo đạo Phật là không hiếu hạnh. Tại sao? Bởi vì họ thấy

có những người đi tu, cha mẹ, bà con xóm làng thương không muốn cho đi mà những vị

ấy quyết tâm đi, làm cho cha mẹ, xóm làng đau buồn. Như vậy người ấy không nghe lời

cha mẹ, làm buồn lòng cha mẹ nên họ kết luận người ấy bất hiếu. Từ đó họ cho rằng

người đi tu không giữ hiếu đạo. Điều này chỉ đúng trong một giai đoạn thôi. Bởi vì người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.