HẠNH HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT - Trang 5

tu thì có những việc làm của người tu. Nếu người đi tu làm tròn bổn phận trách nhiệm

của người tu thì người đó có thể gọi là thực hiện trọn vẹn được hiếu đạo. Trái lại nếu ở tại

đời, luôn bên cạnh cha mẹ mà không nghe lời cha mẹ, không cung kính, bảo bọc, phụng

dưỡng cha mẹ thì người đó không làm tròn bổn phận hiếu đạo của một người con. Vì vậy

trong đạo có những tấm gương hiếu để đáng quý mà hôm nay chúng tôi nêu lên cho Phật

tử noi theo.

Như chúng ta biết, Tôn giả Mục Kiền Liên là một vị đại đệ tử của Phật. Nhưng mẹ

Ngài không tin kính Tam Bảo, không tin nhân quả nên bà gây quá nhiều nghiệp ác. Vì

vậy khi qua đời bà bị đọa vào thế giới ngạ quỷ. Thế giới của ngạ quỷ rất khổ sở, đói khát.

Tôn giả Mục Kiền Liên là người tu hành đắc đạo, có thần thông. Ngài dùng thần

thông đi khắp nơi tìm mẹ. Khi thấy mẹ sinh trong loài quỷ đói, đang bị hành hình, rên

xiết, Ngài khổ đau vô cùng. Ngài vội đem dâng cho mẹ một bát cơm. “Mẹ ơi! Cơm đây

mẹ hãy dùng”. Bà nghe con kêu và đưa cơm đến thì mừng quá, tay nhận bát cơm, tay bốc

lấy mà ăn. Nhưng do lòng tham lam, xấu ác nên thức ăn biến thành lửa, thành than. Lại

thêm một đau khổ nữa cho Mục Kiền Liên. Thấy mẹ khổ đau đói khát, mà cơm dâng thì

không dùng được. Ngài chỉ còn cách là trở về trình với đức Thế Tôn, mong Phật từ bi chỉ

cho phương thức để cứu mẹ. Đức Thế Tôn thương xót chỉ bày nhân ngày Tự Tứ, chư

Tăng đồng tụ hội, nên sắm lễ trai tăng dâng lên cúng dường. Nhờ sức gia trì của thập

phương tăng, chuyển hóa lòng tham lam keo xẻn của bà, bà liền được thoát khỏi loài ngạ

quỷ, thác sanh về cõi trời. Nhờ thế, Tôn giả cứu được mẹ.

Từ đó, ngày rằm tháng bảy, chư Tăng Ni, Phật tử thường tổ chức lễ Vu Lan, là lễ

cứu mẹ. Nhờ hồng ân Tam Bảo, nhờ công đức chú nguyện của mười phương chư Tăng tu

hành đắc đạo, hồi hướng về cho thân bằng quyến thuộc của mình. Vì vậy nghi thức cúng

dường trong ngày lễ này không mang tính chất mê tín dị đoan, mà nó có ý nghĩa riêng từ

một sự kiện lịch sử.

Cho nên việc cứu rỗi trong đạo Phật không thể xem như chuyện thần quyền. Ở đây,

cốt nhờ sức chú nguyện của chư Tăng nên chuyển hóa, khai mở được tâm tư cho người

chịu khổ. Nhờ thế họ thoát khổ, được an vui. Lễ Vu Lan vì thế mang một ý nghĩa rất lớn.

Nhất là phương thức đền trả công ơn dưỡng dục sanh thành của cha mẹ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.