HẠNH HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT - Trang 82

TINH THẦN HIẾU ĐẠO

Hôm nay là ngày rằm tháng bảy, ngày rằm trung nguơn. Rằm tháng giêng gọi là

rằm thượng nguơn, rằm tháng bảy là rằm trung nguơn, rằm tháng mười là rằm hạ nguơn.

Một năm có ba nguơn, thường gọi là tam nguơn tứ quý. Tức một năm có bốn mùa và ba

lễ cúng vào tháng giêng, tháng bảy và tháng mười. Riêng Phật giáo có thêm một lễ trọng

nữa là mừng đức Bổn Sư giáng sinh vào rằm tháng tư.

Hôm nay chúng tôi sẽ nói về hiếu đạo trong Phật giáo. Tinh thần hiếu đạo này

nhiều và rộng, chúng tôi chỉ lược nói những việc bình thường để quý Phật tử có thể thực

hành được trong sinh hoạt hằng ngày, không phải mang tội bất hiếu. Bởi vì bất hiếu là tội

lớn lắm. Tội này nếu phạm sẽ rơi vào địa ngục Vô gián, chịu muôn vàn khổ đau.

Tôi còn nhớ câu chuyện có thực, xảy ra trên xứ sở của chúng ta. Truyện kể trên

cánh đồng của những người nông dân đang chuẩn bị trồng trọt, có mấy chú mục đồng lùa

trâu đi qua. Bỗng một em la sảng, té lăn giãy giụa rồi ngất lịm. Những người dưới ruộng

chạy lên cứu, nhưng không làm sao đụng đến thân của em được, đến lúc như em đã chết

mới bồng lên được. Mọi người tập trung để cứu sống em.

Khoảng một tiếng sau em bắt đầu tỉnh lại. Khi tỉnh lại thì mình mẩy của em xạm

đen giống như là bị đốt cháy vậy. Đau nhức khổ sở không ngồi, không nằm được. Bấy

giờ em kể lại trong nước mắt: Em theo đoàn trâu qua bờ rào, bước lên cánh đồng, em

thấy có một cổng thành to lớn uy nghi. Em đến gần thì cánh cổng mở ra và có một lực hút

em vào trong đó, không cách gì cưỡng lại. Em vừa vào thì cửa đóng ầm và lửa bắt đầu

cháy. Bốn bên, trên đầu, dưới chân đều là lửa. Nên lúc em la hét là lúc bị lửa đốt.

Đó là một hiện tượng chứ chưa hẳn bị đọa vào địa ngục. Do đời trước đã tạo

nghiệp ác và cũng đã bị những quả báo khổ đau cùng cực nhưng còn dư báo. Dư báo này

trả bằng cách nào và thời gian nào, tội nhân không biết được. Mỗi chúng ta ai cũng có dư

báo hết. Nếu chúng ta tu hành, làm lành, có hiếu, có đạo đức thì dư báo của chúng ta

được tích tập bằng đạo đức, bằng những quả chân thiện. Trái lại nếu chúng ta ưa gây tạo

những nghiệp nhân xấu, làm những điều thương luân bại lý thì hậu quả dư báo hay hiện

báo xấu không thể nói được. Đó là một chuyện thực.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.