HẠNH HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT - Trang 90

của mình, từ tham đắm, sân hận, điên đảo, từ ý nghĩ, nói năng, hành động của mình. Chỉ

ai bản lĩnh mới nhận ra chuyển đổi nghiệp cũ. Đó là người biết tu chân chính.

Trong kinh Lăng Nghiêm, sau khi Phật chỉ cho Ngài A nan và đại chúng nhận

được cái nào là tâm thật của mình, cái nào là bóng dáng các giả cảnh bên ngoài, Ngài liền

tuyên bố: “Các ngươi thành Phật cũng từ các giác quan của các ngươi. Các ngươi bị đọa

trong các đường ác cũng từ các giác quan”. Tức là từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của mình

mà tu thành Phật và cũng từ đó mà đi trong luân hồi, chịu khổ đau.

Tóm lại, tu tâm là quan trọng, tu tâm là gốc. Quí vị ngồi kiểm lại, nếu việc gì sai

thì cố gắng bỏ. Đừng nói anh tôi hút thuốc nên tôi hút thuốc, tại ông già tôi nhậu nên tôi

nhậu. Không có chuyện đó. Mình phải có một thái độ dứt khoát, sáng suốt, khẳng định

việc làm này, hành động này của mình, hậu quả sẽ theo sau. Hậu quả của việc làm luôn

như bóng với hình. Người con Phật khi nắm chắc lý nhân quả và áp dụng lý nhân quả để

tu thì an ổn. Lần lần được giác ngộ giải thoát, không có gì khó cả.

Hôm nay nhân ngày lễ Vu Lan, lẽ ra nói nhiều về hạnh hiếu, nhưng tôi muốn nhấn

mạnh việc tu, làm sao chúng ta có thể tu cho đạt được kết quả mỹ mãn thì đạo hiếu đền

trả không khó. Chúng ta thấy những người xuất gia bỏ cha mẹ, dường như mang tội bất

hiếu. Vậy muốn đền bù hay thực hiện hạnh hiếu thì phải làm sao? Phải là người tu có đạo

lực, phải giác ngộ mới mong đền bù nổi sự mất mát kia.

Do đó chúng tôi mong mỏi quí Phật tử từng phút giây tỉnh giác nhận và biết rằng

mọi thứ từ tâm của chúng ta. Căn cứ nơi tâm mà chúng ta tu. Bất cứ hậu quả nào của

chúng ta đều do tự mình gây chứ không do ai khác. Nên chúng ta phải chịu trách nhiệm

về những việc mình đã làm. Vậy người Phật tử phải là người sáng suốt. Sáng suốt thế nào?

Trả nợ và đừng gây thêm nợ. Rõ ràng chúng ta không vay nợ thì không bị nợ, còn trả thì

sẽ hết. Phật tử chúng ta phải biết trả nợ như thế, trả trong tỉnh táo sáng suốt.

Chúng ta thực hiện hiếu đạo bằng cách phát tâm Bồ đề, hướng dẫn những người

thân cùng phát tâm Bồ đề. Nỗ lực tu tâm để được giác và giúp cho những người thân

cùng được giác ngộ. Kinh nói: “Nhất nhơn thành đạo cửu huyền thăng” nghĩa là trong gia

đình có một người tu thành đạo thì cửu huyền siêu thăng. Chữ thăng tức là bay lên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.