HÀNH TRÌNH CỦA SÓI - Trang 74

ngon vật đẹp cám dỗ đời thường, té ra thử thách khó khăn nhiều lúc không
kém gì chiến tranh. Điều này lý giải phần nào những con người rất anh
dũng trong chiến tranh, lại dễ dàng ngã gục trước cám dỗ vật chất tầm
thường, nhiều lúc không lý giải nổi. Một thời gian dài chúng ta cứ thích lý
tưởng hóa những mục đích cao đẹp, bằng những lời thuyết sao rỗng suông
mà quên rằng anh hùng cũng là con người. Chúng ta buộc người hùng quá
nhiều bổn phận trách nhiệm nặng nề một cách hồn nhiên vui vẻ rằn vì là
anh hùng phải vậy, một sự nhầm lẫn đáng tiếc. Trong khi người hùng cũng
là một con người cụ thể xác thịt với đầy những yếu đuối tầm thường trong
tâm hồn như biết bao con người khác và họ, cũng dễ dàng bị sa ngã như bất
kỳ ai. Cái áo không làm nên thầy tu có nghĩ bộ quân phục công an cũng
không đảm bảo cho công an ấy là sắt thép miễn nhiễm với mọi thứ bệnh tật
trong cuộc đời này. Cho nên cũng cần nhìn nhận đánh giá công an như mọi
con người bình thường khác trừ tính chất công việc của anh ta đang làm, để
có thái độ cư xử, hiểu biết đúng về con người công an.
Mãi về sau anh mới nhận được điều này và để hiểu được điều đó, anh phải
trả giá khá nhiều, trước hết là nếp nhăn trên trán nhiều hơn xưa.
- Từ rất lâu, ngành chúng ta vẫn có phân lằn ranh giữa công tác đấu tranh
bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đó là hai mảng
công việc khác nhau… thế nhưng – Anh cau mày – Anh ninh quốc gia là sự
bền vững của thể chế và trật tự an toàn xã hội là trật tự pháp luật bảo vệ đời
sống người dân lương thiện, đâu có khác nhau về bản chất.
- Đúng vậy, khi đời sống nguời dân lương thiện bị đe dọa, trật tự xã hội có
chiều hướng bị đảo lộn, kỷ cương luật pháp bị thách thức thì làm sao có thể
khẳng định nền an ninh quốc gia bền vững? Bạn anh tiếp lời.
- Chính vì vậy, việc phân ranh chẳng qua phục vụ cho công tác nghiệp vụ,
không có nghĩa an ninh không làm công tác bảo vệ trật tự an toàn xã hội và
ngược lại.
- Lý luận nhỉ - Bạn anh cười – Đáng lẽ mày phải đi làm thầy giáo mới phải.
- Được đứng trên bục giảng là ước mơ của đời tao. Tao ước mơ, sau tuổi
bốn mươi sẽ được đứng trên bục giảng để truyền đạt kinh nghiệm cho thế
hệ sau. Nay sắp năm mươi mà ước mơ chỉ là ước mơ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.