HÀNH TRÌNH THAI GIÁO 280 NGÀY - Trang 171

mức nào?

Đau đẻ hoàn toàn có thể chịu đựng được, nữ giới trong lịch sử nhân loại mấy nghìn năm, từ

đời này đến đời khác đều đã trải qua. Những cơn đau co thắt tử cung và cảm giác bụng tụt xuống
nhắc nhở bạn rằng: Bạn chuẩn bị được gặp em bé rồi, niềm kiêu hãnh và sự hào hứng sẽ chiếm thế
thượng phong.

Chúng ta thử nghe xem những người đã từng trải nói sao nhé:

1. Cảm giác của tôi là đau gấp 2, 3 lần so với đau bụng kinh thông thường. Nhưng trong đầu cứ

nghĩ đến con là tôi lại cố gắng, những cơn đau ấy có sá gì!

2. Sinh nở đâu chỉ là đau đớn lúc đẻ. Trước đó xem trên ti vi thấy cứ đẻ xong là xong hết,

nhưng không có chuyện đó đâu. Sinh xong còn phải đau thêm 1, 2 ngày nữa, cứ phải chuẩn bị tâm
lí cho tốt.

3. Trên thực tế, cơn đau sau khi sinh còn khó chịu hơn nhiều so với lúc sinh. Bây giờ mọi

người ai cũng bị rạch âm đạo. Đau! Thật sự rất đau, nhưng nhìn thấy con là quên hết ấy mà!

4. Tôi cảm thấy cơn đau khi sinh có thể chịu được, chỉ cần nghĩ sắp được gặp con là cơn đau

như được dịu bớt.

5. Tôi mổ đẻ, lúc sinh chẳng có cảm giác đau đớn gì, cảm thấy như có người cầm bút viết trên

bụng mình. Nhưng sau khi hết thuốc tê sẽ đau, đau khoảng 3-4 ngày gì đó.

Bà bầu nên làm tốt những việc mình nên làm và có thể làm, nghe theo lời khuyên của bác sĩ,

chỉ cần bạn có niềm tin, đảm bảo chế độ ăn nghỉ hợp lí, vận dụng các kĩ thuật hỗ trợ sinh nở và
giảm đau mà bạn đã học được là bạn đã có thêm một sự đảm bảo cho sự thành công của quá trình
sinh nở. Bạn phải tin rằng, nỗi đau đớn hạnh phúc ấy sẽ khiến bạn cảm động suốt cả cuộc đời,
những người đàn ông mãi mãi không bao giờ có cơ hội cảm nhận những điều này.

NGÀY THỨ 241: BÀI LUYỆN TẬP CHUẨN BỊ SINH NỞ

Vận động như sau có thể hỗ trợ loại bỏ tâm lí căng thẳng lúc sinh nở, làm giảm sự căng của các

cơ khi sinh nở

PHƯƠNG PHÁP MỘT: HÍT THỞ NÔNG

Bà bầu nằm ngửa, miệng hơi há, tiến hành hít và thở, khoảng cách giữa lúc hít và thở phải cân

bằng, hơi thở nhẹ và nông. Phương pháp này có thể loại bỏ sự căng cứng ở vùng bụng.

PHƯƠNG PHÁP HAI: HÍT THỞ NGẮN

Bà bầu nằm ngửa, hai tay nắm vào nhau, tập trung thể lực liên tục hô hấp ngắn, động tác này

có thể tập trung sức lực vùng bụng khiến cho đầu thai nhi dần dần được đẩy ra.

PHƯƠNG PHÁP BA: THẢ LỎNG CƠ BẮP

Khớp khuỷu tay và đầu gối gập mạnh, sau đó vươn ra và thả lỏng. Động tác này tận dụng sự

khác biệt giữa sự căng và chùng của cơ để tiến hành thả lỏng cơ bắp.

Phương pháp này nếu thực hiện 30 phút mỗi ngày có thể mang lại hiệu quả rất tốt. Nhưng

lượng vận động mỗi người mỗi khác, nếu bà bầu cảm thấy khó chịu nên lập tức dừng lại.

NGÀY THỨ 242~ 243: KỂ CHUYỆN CHO THAI NHI NGHE - “NGỰA CON QUA

170

https://sachhoc.com

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.