HÀNH TRÌNH THAI GIÁO 280 NGÀY - Trang 181

Tuần thứ 37

Bây giờ đang là giai đoạn cuối của thai kì, thai nhi đang tiếp tục tăng trưởng về

cân nặng với mức tăng trung bình 20~30gr mỗi ngày, trọng lượng thai nhi lúc này vào khoảng
3.000gr, chiều dài cơ thể dần đạt mức 50cm. Đến cuối tuần này là thai nhi đã có thể gọi là “đủ
tháng” rồi đấy (thai nhi từ 38~40 tuần được gọi là thai nhi đủ tháng), điều này có nghĩa là thai nhi
có thể chào đời bất cứ lúc nào, hai mẹ con chẳng mấy chốc sẽ được gặp nhau thôi.

Có phải bà bầu đang cảm thấy áp lực lên vùng bụng dưới ngày càng lớn, vùng bụng nhô lên

bây giờ càng lúc càng tụt xuống? Đây chính là hiện tượng thai nhi tụt xuống khung xương chậu mà
chúng ta thường nhắc đến, tức là đầu thai nhi bắt đầu tụt xuống khung chậu để chuẩn bị cho việc
sinh nở. Vị trí đáy tử cung dần dần hạ xuống, nhờ đó phổi và dạ dày của bà bầu sẽ cảm thấy dễ chịu
hơn một chút, hít thở và ăn uống cũng dễ dàng hơn, nhu cầu ăn cũng vì vậy mà có chuyển biến tốt,
nhưng hoạt động vẫn ngày một khó khăn.

NGÀY THỨ 253: KHẮC PHỤC NỖI SỢ HÃI SINH NỞ

Nếu bà bầu cảm thấy sợ hãi với việc sinh nở, cảm giác này sẽ gây ra những kích thích không có

lợi cho thai nhi. Trong quá trình sinh nở, tác dụng qua lại giữa trở lực của âm đạo và sự co thắt của
tử cung giúp đẩy thai nhi ra ngoài sẽ gây ra một số cảm giác khó chịu, đây là những hiện tượng hết
sức tự nhiên, không cần phải căng thẳng hay sợ hãi. Sức chịu đựng, tâm lí dũng cảm của bà bầu có
thể truyền sang cho thai nhi.

NGÀY THỨ 254: CÓ CÁCH NHÌN NHẬN ĐÚNG ĐẮN VỀ ĐAU ĐẺ

Lo lắng, sợ hãi… là những tâm trạng không tốt có thể khiến bạn cảm thấy cơn đau càng thêm

nghiêm trọng. Mà cơn đau nghiêm trọng hơn lại gia tăng tâm lí lo lắng, sợ hãi của bạn, từ đó hình
thành nên một vòng tuần hoàn ác tính. Do đó, bà bầu nên có nhìn nhận đúng đắn về việc đau đẻ,
cần phải ý thức được rằng, sinh nở là hiện tượng sinh lí bình thường, hơn nữa các phương pháp hỗ
trợ sinh nở khoa học sẽ giúp bạn giảm nhẹ cơn đau.

NGÀY THỨ 255: CÙNG TẮM NẮNG VỚI THAI NHI

Trong suốt một thời gian dài, con người đã coi nhẹ vai trò của vitamin D đối với sự phát triển

khỏe mạnh của não bộ của thai nhi, cho đến mãi gần đây, một số chuyên gia nghiên cứu y học mới
đưa ra kết luận: Phụ nữ mang thai tắm nắng, thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Trước khi tắm nắng, bà bầu có thể nhẹ nhàng vỗ vào bụng và nói: “Con à, chúng ta cùng đi

tắm nắng nhé!” Trong quá trình tắm nắng, bà bầu có thể vừa đi vừa vuốt ve thai nhi, như vậy có thể
kích thích sự tích cực vận động của thai nhi. Có thể bạn sẽ cảm thấy rất rõ những tín hiệu mà thai
nhi hồi đáp lại, chậm rãi và có tiết tấu, những chuyển động hết sức nhẹ nhàng.

Điều đáng chú ý là những bà bầu da sậm màu cần tắm nắng nhiều hơn những bà bầu có làn da

trắng, sáng.

NGÀY THỨ 256~257: NHỮNG VẬT CẦN THIẾT ĐỂ ĐÓN BÉ YÊU CHÀO ĐỜI

180

https://sachhoc.com

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.