điều, cố định, ngưng động, nghèo nàn, “kinh viện” theo kiểu nói của E.
Mounier có lẽ đã chứng minh phần nào chủ trương của những người coi
chủ nghĩa Mác là lỗi thời. Nhưng còn chính tư tưởng của MARX? Một
người như Sartre đã đi đến chỗ nhìn nhận chủ nghĩa hiện sinh của mình chỉ
là một vùng của chủ nghĩa Mác, chỉ là một nỗ lực làm sống động, cụ thể
hóa những lược đồ, ý niệm mác-xít, một triết lý độc nhất của thời đại ta, thì
dù có không đồng ý với lập trường đó, cũng không thể không suy nghĩ về
thái độ của Sartre.
*
* *
Trước chủ nghĩa Mác, có thể tìm hiểu chủ nghĩa Mác là gì, Mác chủ
trương những gì, duy vật, vô thần là gì. Nhưng cũng có thể tìm hiểu tại sao
Mác đã chủ trương duy vật, vô thần, tại sao một người đã đi đến chỗ theo
chủ nghĩa Mác.
Chúng tôi theo lối tìm hiểu thứ hai, vì cho rằng chỉ lối tìm hiểu đó
mới có thể không những đưa tới một sự hiểu biết chân thực về chủ nghĩa
Mác, mà còn đưa tới một thái độ xác đáng đối với chủ nghĩa trên.
Những nỗ lực phân tách, suy nghĩ của chúng tôi trong cuốn sách này
chỉ hạn định vào việc tìm hiểu điều mà chúng tôi gọi là “Hành trình tri
thức của Karl-Marx”.