CHƯƠNG 9: Tại sao việc kinh doanh
không phải lúc nào cũng tốt đẹp?
Hãy xem xét quan niệm về sản xuất công nghiệp. Đó là gì vậy? Ý
tưởng thực sự của hoạt động sản xuất không phải là để kiếm tiền
mà là sự thể hiện mong muốn phục vụ cho toàn xã hội, nhân rộng
những ý tưởng hữu ích bởi có hàng ngàn người cần đến nó, cũng
như hàng ngàn ý tưởng cần được triển khai.
Cuộc sống của người chủ cũng như của công nhân được tính
bằng năm, nhưng công việc của họ phải tính từng tuần. Họ nhận
được đơn đặt hàng hoặc có được công việc ở mức giá có thể chấp
nhận. Lúc làm ăn thuận lợi thì họ có nhiều công việc và đơn đặt
hàng nhưng vào mùa “thất bát” lại rất ít. Công việc kinh doanh một
là sẽ thuận lợi, hai là sẽ khó khăn; một là “tốt”, hai là “xấu”. Mặc dù
chưa bao giờ xảy ra tình trạng mọi người được nhận quá nhiều hàng
hoá, tức là khi mọi người cảm thấy thoải mái và sung sướng, nhưng
sẽ có những thời kỳ thị trường bị thiếu hàng trong khi nhà máy sản
xuất lại không có việc. Thị trường và nhà máy, hay nói cách khác là
nhu cầu tiêu dùng và phương tiện đáp ứng nhu cầu đó bị ngăn cách
do rào cản tiền bạc. Sản xuất và tuyển dụng là công việc rất phức
tạp. Thay vì phát triển ổn định, chúng ta lại tiến lên phía trước một
cách rất thất thường, lúc thì quá nhanh lúc lại dừng lại đột ngột.
Khi có nhiều người mua hàng, người ta cho rằng hàng hoá bị
khan hiếm. Khi không có ai mua thì hàng hoá lại bị coi là thừa thãi.
Tôi thừa nhận là chúng ta luôn thiếu hàng nhưng tôi không tin là
chúng ta từng rơi vào tình trạng sản xuất thừa. Tại một thời điểm,
chúng ta có thể sản xuất quá nhiều một mặt hàng không phù hợp
nhưng đó không phải là sản xuất thừa mà là do sản xuất không