đúng mục đích. Việc một số mặt hàng đắt đỏ bị tống vào kho cũng
không phải là do sản xuất thừa mà là do kết quả kinh doanh và
đầu tư không hiệu quả. Phải chăng việc kinh doanh tốt hay xấu
đều do số phận quyết định và chúng ta phải cam chịu? Thực ra,
vấn đề tốt hay xấu đều do ta quyết định mà thôi.
Mục đích con người trồng trọt, khai khoáng hoặc sản xuất là
muốn có thực phẩm để ăn, giữ ấm, có quần áo mặc, có hàng hoá
để tiêu dùng. Ngoài những lý do trên không còn lý do nào khác.
Nhưng lý do thực sự đó lại bị đẩy ra phía sau, khuất sau nhiều lý do
khác và thay vì hiểu được lý do thực sự đó, chúng ta lại thực hiện các
hoạt động sản xuất với mục đích cuối cùng là kiếm tiền chứ
không vì mục đích phục vụ. Điều này là do chúng ta đã phát triển hệ
thống tiền tệ thành một rào cản thay vì là một phương tiện trao đổi
hàng hóa thuận lợi. Về vấn đề này, tôi sẽ bàn thêm ở các phần
sau.
Chúng ta gặp phải tình trạng thường được gọi là rủi ro bởi vì chúng
ta đã quản lý không tốt. Khi mất mùa, đất nước bị đói là điều dễ
hiểu nhưng tôi không thể hiểu tại sao chúng ta để đói nghèo xảy ra do
sự quản lý yếu kém, đặc biệt là do sự quản lý yếu kém tiềm ẩn
trong một cơ cấu tài chính không hợp lý. Đương nhiên, chiến tranh
đã gây ảnh hưởng tới công việc tại nước Mỹ nhưng nó cũng gây ảnh
hưởng tới cả thế giới. Nếu công việc được quản lý tốt hơn thì có lẽ
chiến tranh đã không xảy ra.
Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi tất cả cho chiến tranh do
có quá nhiều thiếu sót trong hệ thống tài chính. Hơn thế nữa,
chiến tranh còn chỉ ra được mức độ không an toàn của việc chỉ hỗ
trợ hoạt động kinh doanh trên cơ sở đồng tiền. Tôi không biết liệu
công việc kinh doanh không tốt là do phương pháp tài chính yếu
kém, hay là do chính động cơ sai lầm trong kinh doanh đã dẫn đến
biện pháp tài chính không hiệu quả. Nhưng tôi biết rằng trong khi