thành phố lớn thực sự là một mớ hỗn độn vô dụng. Mọi thứ được sử
dụng trong thành phố đều từ nơi khác mang đến. Nếu giao
thông ngừng hoạt động, cuộc sống thành phố cũng ngừng theo.
Thành phố giống như những chiếc giá trưng bày sản phẩm trong
cửa hàng vì bản thân những chiếc giá đó không tự sản sinh ra được
cái gì. Thành phố cũng vậy, không thể nuôi sống mình, không tự
trang bị quần áo, tự sưởi ấm hay xây nhà cho chính mình. Những
điều kiện sống và làm việc trong thành phố quá nhân tạo đến
nỗi, đôi khi bản năng của nó lại trỗi dậy chống lại những cái phi tự
nhiên đang tồn tại ngay trong nó.
Sau cùng là chi phí phụ trội cho ăn ở và làm việc tại những thành
phố lớn ngày càng cao đến mức không thể chịu đựng nổi. Thành
phố áp một mức thuế rất cao lên cuộc sống đến mức không còn
tiền để dành dụm nữa. Những chính trị gia là những người dễ có khả
năng vay mượn tiền nhất thì họ cũng đã mượn hết khả năng rồi.
Trong một thập kỷ qua, chi phí để duy trì một thành phố đã tăng lên
kinh khủng. Phần tăng nhiều nhất chính là lãi trên tiền vay.
Những khoản tiền vay muợn chủ yếu dành để mua gạch, đá, vôi vữa
hoặc để trang bị những thứ thiết yếu cho cuộc sống thành thị, như
hệ thống cung cấp nước sinh hoạt và nước thải với chi phí cao. Chi
phí để bảo dưỡng những công trình này, chi phí để duy trì an ninh
trật tự trong dân cư và giao thông, v.v... còn lớn hơn cả những lợi ích
mà cuộc sống cộng đồng có thể mang lại. Cuộc sống thành phố
hiện đại thật sự hoang phí, chắc chắn nó sẽ dẫn đến phá sản và
sụp đổ hoàn toàn trong nay mai.
Việc dự trữ khối lượng lớn năng lượng rẻ và tiện lợi – không phải
để dùng ngay lập tức, nhưng để dự phòng cho tương lai - sẽ có hiệu
quả hơn bất kỳ biện pháp nào khác trong việc tạo ra sự cân bằng
trong cuộc sống và cắt giảm sự lãng phí - nguồn gốc của đói
nghèo. Không có nguồn năng lượng nào là duy nhất. Với cộng