nhau, ngoài môi trường học tập chính quy. Quá trình tìm cách cải tiến chiếc
nồi hơi của cậu bé Ford là một minh chứng cho điều này. Tìm tòi kiến thức
qua sách vở, báo chí, trường lớp chưa đủ, cậu còn thông qua kinh nghiệm
thực tế để giải quyết những vấn đề mà sách vở không thể cung cấp cho cậu
câu trả lời. Thực tế chính là một quyển sách giáo khoa tốt nhất mà Ford
luôn căn cứ vào đó để hoạch định những chiến lược cho mình.
Có một điều mà ta phải chú ý ở Ford đó là khả năng sáng tạo của ông là rất
lớn. Hầu như tất cả những việc mà ông làm trên con đường đi đến thành
công đều không có một tiền lệ nào để ông có thể học tập những kinh
nghiệm cho riêng minh. Xe hơi trong những năm đầu tiên của thế kỷ XX
vẫn là điều quá lạ lẫm. Tất cả những doanh nghiệp sản xuất xe hơi lúc ấy
đều phải tự tìm tòi hướng đi cho riêng mình. Sự học hỏi nếu có trong thời
kỳ này thì cũng chỉ đơn thuần là sự sao chép y nguyên. Sản xuất theo dây
chuyền thì đã có trong lịch sử, nhưng để đưa dây chuyền trở thành một
phương pháp sản xuất thật sự hiệu quả thì chưa có ai làm được. Và Ford là
người đầu tiên đưa nó vào sản xuất. Trong khi tất cả mọi doanh nghiệp đều
tập trung vào sản xuất những chiếc xe đắt tiền với kiểu dáng cầu kỳ, thì
Ford là người đầu tiên đưa ra chiến lược sản xuất xe giá rẻ. Khi chưa có
một ông chủ nào trả cho công nhân của mình mức lương 5 đôla cho một
ngày làm việc 8 tiếng thì Ford là người đầu tiên thực hiện điều đó. Khi luôn
luôn giữ vai trò của một người tiên phong như vậy, điều dĩ nhiên Ford sẽ
một khuôn mẫu sẵn có nào để học hỏi. Tất cả đều phải bắt đầu từ đầu với
những thử nghiệm dần dần để có thể đạt được thành công. Điều duy nhất
mà Ford có thể học hỏi chính là từ những yêu cầu của sản xuất và cuộc
sống. Ford cũng đã từng nói “Mọi người thắc mắc là tại sao chúng tôi lại
luôn luôn có được những sáng kiến không ngừng như vậy?
Câu trả lời của chúng tôi rất đơn giản, cuộc sống xung quanh luôn đầy rẫy
những sáng kiến. Vấn đề là anh có biết khai thác và tận dụng chúng hay
không mà thôi”.