Trịnh Văn Bô... với những tư tưởng kinh doanh có thể gây ngạc nhiên cho
đến tận bây giờ.
Gần 100 năm trước, một nhà yêu nước, một trí thức lớn và cũng là nhà kinh
doanh Lương Văn Can đã khẳng định trên tờThực nghiệp Dân báo:
“Đương buổi thế giới cạnh tranh này, các nước phú cường không đâu là
chẳng đua tài thi sức ở trong trường thương chiến, văn minh càng tiến bộ
buôn bán càng thịnh đạt, buôn bán thịnh thời trong nước giàu mạnh không
biết đến đâu là cùng, buôn bán suy thời trong nước nghèo yếu không biết
đâu mà kể, cứ xem cái trình độ buôn bán một nước nào cao hay thấp, rộng
hay hẹp thời xét được dân nước ấy giàu hay nghèo, văn hay dã. Việc buôn
bán thịnh suy có quan-hệ đến quốc-dân thịnh suy như thế, ta há nên coi
thường, xem khinh được sao”.
Khi đặt bút viết những dòng đầu tiên của Thương học phương châm, cuốn
sách giáo khoa đầu tiên của thương giới Việt Nam, cụ Lương Văn Can đã
chia sẻ:
“Bây giờ phong khí mở rộng, hoàn cầu đi lại như một nhà, đường bộ thì có
hỏa xa, đường thủy thì có hỏa thuyền, không trung thì có tàu bay, lại thêm
điện báo để thông thư tín, điện thoại để thông âm ngữ, tin tức đã mau, vận
tải rất tiện, người mà thông buôn bán thì làm giàu rất tiện...”.
Cụ Lương Văn Can còn chỉ ra những điểm hạn chế chính của những người
làm kinh doanh Việt Nam thời bấy giờ: Không có thương phẩm, không có
thương đạo, không có thương học, không biết giao thiệp, không biết trọng
nghề, không có kiên tâm, không có tín thực...
Gần 100 năm sau, Người Việt gia nhập kỷ nguyên toàn cầu hóa, ngẫm lại,
thấy thắt lòng vì những điều người xưa nói vẫn còn nguyên giá trị. Và dẫu
hiện nay chúng ta đang cùng c sống, làm ăn trong bối cảnh toàn cầu hóa thì