HENRY FORD VÀ FORD - ĐẶT THẾ GIỚI LÊN 4 BÁNH XE - Trang 15

doanh trí Việt Nam vẫn đang có một khoảng cách quá xa so với doanh trí
thế giới, cả về tư duy và tầm nhìn, cả về cái tâm và cái đạo.

Tuy nhiên, cũng trong việc lần giở những trang sử mà ông cha để lại, chúng
ta bỗng vui mừng nhận ra những cột mốc quan trọng trên hành trình xây
dựng đạo kinh doanh, định hình một nét văn hóa kinh doanh rất riêng của
người Việt.

Đầu tiên phải kể đến dấu ấn của thời điểm Hồ Chủ Tịch gửi thư cho các
giới công thương Việt Nam, vào ngày 13 tháng 10 năm 1945. Bức thư có
đoạn viết: “Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế
quốc dân thịnh vượng là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp,
thương nghiệp thịnh vượng. Vậy tôi mong giới Công Thương nỗ lực và
khuyên các nhà công nghiệp và thương nghiệp mau mau gia nhập “Công
Thương cứu quốc đoàn” cùng đem vốn vào làm những công cuộc ích quốc
lợi dân”
.

Đó không chỉ là một bức thư động viên để “chấn doanh khí” mà còn là sự
khẳng định bản chất cơ bản, đạo lý cốt lõi trong nghề doanh thương của
nước nhà, đó là: Giới doanh thương hãy hoạt động sao cho “ích quốc lợi
dân
”, ích nước lợi mình.

Rồi một lần khác, tại hội chợ triển lãm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
1958, báo Nhân Dân trích đăng lời Hồ Chủ Tịch: “Những người sản xuất
phải cố gắng sản xuất nhanh, nhiều, tốt và rẻ. Hàng làm ra nhanh và nhiều
nhưng không tốt và rẻ thì không ai mua. Đồng bào ta nồng nàn yêu nước
nên rất muốn dùng hàng của ta sản xuất, nhưng trước nhất người sản xuất
phải làm hàng tốt và rẻ. Người sản xuất phải thực thà sản xuất hàng tốt cho
đồng bào dùng, không nên làm hàng trưng bày thì tốt mà hàng bán thì xấu.
Giá cả phải chăng, không lừa dối người mua. Sản xuất phải thiết thực và
đúng hướng, đảm bảo làm nhiều loại hàng tốt và rẻ cần dùng cho đông đảo
nhân dân
”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.