Phải chăng đó là chữ “tín” trong kinh doanh, là truyền thống buôn bán ngay
thẳng, thật thà không gian dối mà bản thân cụ là một điển hình?
Phải chăng đó là cách thức liên kết trong làm ăn mà cụ thường gọi là
“thương hội” để cùng nhau tạo nên sức mạnh tổng lực đẩy nền kinh tế quốc
gia tiến về phía trước?
Phải chăng đó là cách đối đãi với khách hàng, đồng sự hay nhân công của
mình một cách thấu tình đạt lý, tôn trọng, sẻ chia theo cách đôi bên cùng có
lợi?
Hay phải chăng, đó là việc cố gắng kiếm được thật nhiều tiền, rồi mang
phần lớn số tiền kiếm được đó để cống hiến cho xã hội bằng việc xây
trường cho trẻ nghèo, gửi tiền cho kháng chiến, cứu trợ đồng bào gặp thiên
tai hay lập quỹ khuyến học, khuyến tài...?
Tất nhiên, tất cả những yếu tố đó là một phần của đạo kinh doanh, của
truyền thống kinh doanh cao đẹp mà Cụ đã chỉ ra, đã đề cao và kêu gọi mọi
người học theo.
Nhưng cái “lõi” của “thương đạo”, cái “lõi” của “văn hóa doanh nhân” của
giới doanh nhân Việt Nam khác, cao hơn, rộng hơn, sâu hơn và phản ánh
đúng bản chất của nghề kinh doanh hơn: “Kinh doanh, nghĩa là dùng sản
phẩm hay dịch vụ của mình như là phương tiện để giải quyết những vấn đề
của xã hội và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn”.
Còn về các “yếu tố hình thành” văn hóa doanh nhân Việt Nam, hiện nay,
theo quan điểm của chúng tôi, bao gồm 08 yếu tố trực tiếp sau:
(1) Sự ảnh hưởng của văn hóa doanh nhân thế giới (vì đội ngũ doanh nhân
Việt Nam đã là một bộ phận của doanh nhân thế giới và cùng “sống