cấu trúc chủ yếu của ngôi nhà, bởi vì ông không thể nào chịu đựng nổi mùi
thức ăn tỏa ra khi nấu nướng.
Và dĩ nhiên, Henry Ford là một trong những khách mời thường xuyên của
ngôi nhà này. Năm 1916, khi một ngôi nhà có 7 phòng được xây dựng xong
ở bên cạnh nhà Edison, Ford đã mua nó. Một hàng rào bằng gỗ được dựng
lên giữa hai ngôi nhà. Nhưng cánh cửa thì luôn luôn mở rộng. Sau này cánh
cửa này được mang tên: “Cánh cửa của tình bạn”. Khi Edison phải ngồi trên
xe lăn, những cuộc vui giữa hai người vẫn không hề giảm. Ford thường
xuyên làm huyên náo khu trang trại bằng những cuộc chạy đua giữa ông và
Edison.
Tháng 10.1929, nhân kỷ niệm 50 năm ngày bóng đèn điện ra đời, Ford
thành lập Học viện Edison, mà ngày nay nằm trong khuôn viên của nó còn
bao gồm cả hai khu Greenfield Village và Bảo tàng Henry Forrd. Ngày kỷ
niệm cũng thu hút được rất nhiều sự chú ý, 500 quan chức chính phủ và cả
Tổng thống Hoover cũng đến dự. Đoàn người tham gia lễ kỷ niệm kéo dài
ba dặm đưới trời mưa. Điểm đặc biệt nhất trong buổi lễ kỷ niệm là Ford đã
cho đưa nguyên bản của phòng thí nghiệm của Thomas Edison ở Menlo
Park đến đây. Để đưa được ngôi nhà đến đây Ford đã phải thuê đến 6
chuyến xe lửa. Và đặc biệt ông còn cho đào cây du già và đưa đến trồng tại
đây. Ford làm tất cả những điều đó chỉ nhằm một mục đích duy nhất là làm
vui lòng người bạn già. Cảm động trước những việc làm của người bạn đã
gắn bó với mình hơn 30 năm. Edison chỉ biết ngắm đi ngắm lại cửa phòng
thí nghiệm nơi mình đã ra vào hàng ngàn lần và nói: “Nó chưa bao giờ
được sạch như thế này”. Sau bữa tiệc trọng thể do Ford tổ chức, Thomas
Edison đã cố hết sức kiềm chế sự xúc động và những cơn run rẩy do bệnh
tật để đứng lên bục nói một vài điều. Và câu cuối cùng ông nói là
Tất cả những điều kể lể dài dòng ở trên đã cho chúng ta thấy một điều rằng:
Henry Ford và Thomas Edison là hai người bạn chí cốt. Nhưng sẽ là quá
thiếu sót nếu chúng ta không phác thảo một vài nét về chân dung của