- Hê-lô! Các ông bạn yêu quý! – Thủ quỹ Ma-nhút đảm đương việc bán
vé gọi giật chúng lại. – Đây không phải trò đá bóng bưởi. Đây là trận đâu
thật sự. Công chúng phải vtrả tiền vé. Bằng không thì đi khỏi ngay. Nếu
không tớ sẽ “ lễ phép” mời đi!
Đứa trẻ mặt đầy tàn nhang, đầu chụp chiếc mũ cát két thủng nói lúng
búng trong miệng:
- Tớ xem những trẫn ác hơn cũng không mất tiền.
- Tớ cũng vậy.- Ma-nhút vui vẻ thừa nhận.- Nhưng hôm nay cậu sẽ
không đi lọt đâu, ông bạn quý ạ.
- Cho tớ vào Ma-nhút nhé!- Đứa khác thì thào với Pa-ra-gôn.- Tớ biết
cậu mà. Tớ ở không xa “ Tổ chim câu”.
- Hôm nay không có chuyện bảo trợ! Ngay đến Nga hoàng cũng phải trả
tiền để “ hợp pháp” lấy vé. Nếu không, quỹ sẽ rỗng tuếch. Nào các bạn, trả
tiềng hay là đi nơi khác.
Sự vui vẻ và cương quyết của người bán vé đã có hiệu quả. Đứa trẻ
không phải đối, lùi ra ngoài. Chúng ngồi trên vỉa hè. Đứa nào có được 1 hài
thì bước lại gần bàn. Với trái tim xót xa tiếc của, đứa trẻ ngượng ngùng
mua vé, vì lần đầu tiên trong đời, nó trả tiền vé. Đứa không có tiền thì chờ
đợi thời cơ đi lậu vé. Để giết thời gian, chúng ầm ỹ tranh cãi nhau xem ai sẽ
thắng : “ Nữ thần cá’ hay “ Cơn lốc”. Cái đầu đề muôn thuở của khán giả
bóng đá dần dần trở thành duyên cớ gây ồn ào. Cuối cùng bọn trẻ cãi lộn
loạn xạ. Những đứa hâm mộ “ Nữ thần cá” nhảy xổ vào đám ủng hộ “ Cơn
lốc”. Trước “ cửa ra vào” sân bóng mỗi lúc thêm chật chội, ồn ào. Truyền
thống của các trận đấu lớn đã thành sự thật.
Ở chỗ bán vé cũng chật chội không kém. Thành phần quan trọng nhất
của công chúng đã đến. Pa-ra-gôn vui mừng vô hạn khi nhìn thấy chiếc mũ
cói của ông thợ cắt tóc Sô-ren-ca.
- Sự kính trọng dành cho ông chủ,- Cậu bé nghiêng mình đón ông thợ.-
Ông trả hai hào. Đấy là giá vé người lớn. Xin phục vụ nghiêm chỉnh.- Khi
đưa vé cho người chủ hiệu, nó hạ giọng:- Ông chủ ạ, cháu có thể để ông
vào không mất tiền, nhưng quỹ này không phải của cháu, mà của tòan đội.