HIỆU ỨNG TUYẾT LĂN - Trang 55

Kết cấu là yếu tố hệ trọng. Cử tọa (và cả chính bạn nữa!) đều cần biết mình đang ở
đâu.

Một ví dụ lý thú: Drayton Bird nổi tiếng là một chuyên gia hàng đầu về tiếp thị trực
tiếp. Sách của ông đã được tái bản liên tục hơn 30 năm với 17thứ tiếng. Có lần ông
bảo tôi:

“Anh đã dạy tôi cách tổ chức bài nói chuyện tốt hơn rất nhiều – dùng các cột mốc để
dẫn dắt cử tọa, giúp họ nhận biết đã đi đến đâu trong các hội thảo của tôi (thường rất
dài), và cuối cùng nhắc họ nhớ những gì tôi đã đưa ra.

Trước khi gặp anh, tôi toàn nói huyên thuyên để tạo cảm hứng cho mọi người; giờ đây
tôi nói huyên thuyên một cách có tổ chức”.

Thắt chặt trọng tâm (bằng cách điểm lại các ý chính)

Sau khi trình bày nội dung, điểm lại các ý chính với cử tọa bằng cách cho họ xem lại
mục lục một lần nữa. Bước này chỉ mất khoảng 3 giây để chuẩn bị – chỉ cần cắt và dán
màn hình slide trước đó.

Dẫn bước (bằng yêu cầu hành động rõ ràng)

Giờ đây bạn đã trình bày xong bài thuyết trình, đã đến lúc kêu gọi họ tham gia bằng
cách trình chiếu màn hình yêu cầu hành động. Và nếu các bước trước đó đều đạt hiệu
quả thì bước này cũng sẽ như vậy.

Thuyết trình là một trải nghiệm đầy ức chế trong công việc (cũng giống các cuộc họp
– hãy xem các chương sau để biết cách xử lý). Nhưng khi chuẩn bị theo cách này, bạn
sẽ dễ dàng đạt được cả hai cái đích (a) thành công và (b) một cách nhanh chóng.

Hiệu ứng tuyết lăn: Để soạn cấp tốc một bài thuyết trình hiệu quả

Để soạn một bài thuyết trình có sức tác động, hãy làm theo các bước:

1. Cuốn hút trí não (bằng một tiêu đề hấp dẫn)
2. Nét mặt ngỡ ngàng (bằng một yếu tố thu hút sự chú ý)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.