HITLER VÀ CÁC DANH TƯỚNG ĐỨC QUỐC XÃ - Trang 199

sẽ thay đổi hoàn toàn. Nga trước hết sợ Đức và hành động mà chúng ta định
làm ở phía Bắc (bảo vệ Phần Lan) có lẽ không còn cần thiết".

Fuhrer tuyên bố đồng ý. Ông nói :

"Tôi tin rằng Nga đã thực sự sợ Đức, nhưng tôi cho rằng khó có thể xảy

ra những chuyện rắc rối ở Phần Lan trong năm nay. Chúng ta phải bắt Nga
hướng về Ba Tư và Ấn Độ; ở đó họ sẽ tiện đường ra đại dương hơn là đóng
quân ở vùng Baltique".

Hiệp ước Tam Phương giữa Đức, Ý và Nhựt ký ngày 27 tháng 9. Sự

liên minh của 3 đại cường chống cộng của thế giới khiến Liên sô lo lắng.
Nhưng Nga cố giữ không để lộ một chút lo lắng nào và còn tuyên bố hài
lòng vì sự trung lập của mình đã được thừa nhận.

Ngày 11 tháng 10, quân Đức vào Lỗ. Kết quả là, như Đại sứ Đức ở

Mạc tư khoa nói, "bang giao Nga Đức bị sa sút đôi chút". Càng ngày càng rõ
là đường lối bành trướng thế lực của hai đại cường đụng nhau. Hơn nữa, các
biến cố mỗi lúc xảy ra một nhiều tại Ba Lan. Công hiệu của thỏa ước Mạc tư
khoa giảm sút.

Ribbentrop, cảm thấy áy náy về sự trở lạnh của bầu không khí bang

giao Nga-Đức, đã tìm cách nâng cao hàn thử biểu. Ông đề nghị gặp Staline.
"Anh mơ mộng quá, Hitler trả lời. Anh đã biết là Staline không khi nào chịu
tới Bá-linh và anh cùng chẳng muốn tôi đi Mạc tư khoa ".

"Tôi chỉ đưọc phép, Ribbentrop nói, viết thư cho Staline để xin phái

Molotov sang Bá-linh ".

Cuộc thăm viếng này là một trong những biến cố quan trọng nhứt trong

chiến tranh ngoại giao và chiến tranh nói chung.

Molotov tới Bá-linh ngày 10 tháng 11. Chính thức, Đức và Nga vẫn

còn là thân hữu. Cuộc thăm viếng của Tổng trưởng Ngoại giao Sô-viết vừa
có vẻ phô trương võ biền vừa có vẻ thân mật một cách tầm thường, đó là hai
đặc điểm của nghi lễ các nước độc tài. Về cuộc thăm viếng này, người ta đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.