"Tất cả những sĩ quan biết ông có thế chứng nhận rằng ông có một sự
hiểu biết đầy đủ về tổ chức, trang bị, vũ khí và sự chỉ huy của tất cả các đạo
Lục quân và - điều này còn lạ thường hơn nữa - tất cả các Hải quân, đến độ
không thể nào bắt bẻ ông một khuyết điểm nhỏ về một điểm nào. Những
năm tôi ở trong Tổng Hành Dinh của ông, tôi đã được thấy ông thức đêm
nghiên cứu những tác phẩm dầy cộm về binh thuyết của Clausewitz, của
Moltke, của Schlieffen. Từ đó ông đã thu thập được những kiến thức và tư
tưởng khiến chúng ta phải kinh ngạc".
Trong vụ án Nuremberg, chỉ duy cỏ một tiếng nói lạc điệu của Tướng
Brauchitsch : "Hitler tự coi như một đại thiên tài về quân sự, và ông đã lầm".
Nhưng Brauchitsch đã bị nhà độc tài đối xử quả khắc nghiệt, nên nhận xét
của ông có lẽ không được hoàn toàn khách quan. Trái lại, Tướng Jođl thuộc
Bộ tham mưu, rất quen thuộc với các cuộc hành quân lớn và các tướng soái
đại danh của lịch sử, đã nhận rằng chính ông lấy làm thán phục về những tư
tưởng chiến lược bình dị và phóng khoáng của Hitler.
Từ năm 1946, các tướng lãnh khiêm tốn ở Nuremberg đã thấy lại
những ước vọng. Ý kiến lẻ loi của Brauchitsch đã có nhiều tiếng vang trong
đám những kỷ niệm và lời biện hộ dược các vị Tư lệnh của quân đội Đức
phổ biến. Một vài người trong số đó gần như tự phụ rằng họ đã có thể thắng
trận, nếu họ không gặp phải tay tài tử kiêm hạ sĩ dám len lỏi vào hàng ngũ
họ để thử nghề. Những nhà văn dân sự, quen thuộc với các bộ tham mưu còn
thêm thắt vào. Ở Anh có Liddell Hart và ở Đức - hãy chỉ kể một người -
Giáo sư Gert Buchheit, tác giả cuốn "Hitler, der Feldherr" một cuốn sách rất
hay, với tiêu đề :
"Die Zerstorung (sự phá hủy einer Legende". Không còn một thắng lợi
nào của quân đội Đức suốt trong cuộc Thế chiến thứ hai không bị đòi lại một
cách tham lam bởi, hay cho một vị tướng, rồi đại khái người ta chối rằng
không phải do Fuhrer mà thắng.
Tuy nhiên, ngay trong cuốn sách thiên vị của Buchheit, người ta cũng
thấy những ví dụ thấm thía về trực giác chiến lược của Adolh Hitler. Còn