ta, "những tên ba láp", mà không nhếch mép tỏ vẻ khinh bỉ. Nhưng nước
Đức, tăng cường bằng Hitler, có thể đủ khả năng chiến thắng hoàn cầu.
Ông coi những thế lực phụ Âu châu như không có hay gần như không
có, kể cả Ba Lan.
Ngày 12 tháng 4 năm 1939 ông nói với Bá tước Ciano (tài liệu số 1871
P. S. : "Quân đội Ba Lan chỉ có vài sư đoàn để biểu diễn và một đám quân
yếu kém. Cuộc phòng thủ chống chiến xa và chống máy bay không đáng kể,
và cả Pháp lẫn Anh đều không thể giúp gì Ba Lan về phương diện đó. Cũng
cần phải xét đến cơ cấu quốc gia Ba Lan nữa. Trong số 31 triệu dân, 2 triệu
rưỡi là người Đức, 4 triệu là người Do Thái và 9 triệu là người Ukraine. Trải
ngược với những tay cuồng nhiệt ở Varsovie, dân tộc Ba Lan, nói chung,
lãnh đạm và vô tình".
Hitler nghi ngờ Nhựt Bổn. Ông nói : "Không nên trông cậy vào Nhựt
quá. Cần phải đề phòng sự phản bội của Nhựt". Ông chỉ có một chút tin
tưởng giới hạn nơi phẩm chất của quân đội Nhựt, ông đã khuyên Nhựt tấn
công Tân Gia Ba. Ồng còn nói : "Nhựt Hoàng là một người nhu nhược,
không có uy quyền và không quyết đoán, chẳng khác gì vị Nga Hoàng cuối
cùng, và có thể sẽ chịu chung số phận".
Ông quá trọng nước Ý. Người ta sẽ thấy tại sao, và những hậu quả của
sự lầm lẫn đó khốc hại như thế nào.
Ông không đám khinh thường thế lực của Nga. Trái lại, đất đai rộng
lớn và quyền lợi to tác của Nga khiến ông cảm kích. Nhiều phen ông đã nói:
"Mối nguy chính ở trong cái khối (người và đất khổng lồ của Nga". Ông đã
hiểu rất rõ : cái lợi thế của Nga trong sự chống trả các trận không chiến là
khoảng cách và sự rải rác của các mục tiêu. Ngược lại, ông sợ một cuộc tấn
công ồ ạt bằng không quân xuống các nhà máy và thành phổ san sát ở Trung
Âu, nhứt là xuống Bá Linh và những kho dầu hỏa của Lỗ Ma Ni. Ông nói:
"Nếu chỉ có Lục quân thì Nga không đáng sợ lắm, nhưng còn Không quân
thì đó là mối nguy càng ngày càng lớn".