Tôi đã lược tóm bản phân tích của ông khi tôi thử trình bày ý kiến về họa đồ
chính trị mà Hitler có về thế giới : một nước Pháp suy sút và bị đe dọa bởi
cuộc cách mạng; một nước Anh giải giới, lúng túng vì Đế quốc của mình và
quyết tâm không tham chiến. Ông không nói đến Hoa Kỳ và Nga.
"Vấn đề nước Đức, ông nhắc lại, chỉ có thể được giải quyết bằng bạo
lực và điều đó bao giờ cũng nguy hiểm. Những trận đánh của Frédéric II
nhắm vào Silésie và của Bismarck chống nước Áo và nước Pháp cũng có
những hiểm nguy quá lớn. Nếu chúng ta quyết định dùng bạo lực và chấp
nhận hiểm nguy thì chỉ còn phải giải đáp hai câu hỏi : "Bao giờ ?" và "Cách
nào" ?
Mục tiêu thứ nhứt là phải thôn tính cùng một lượt cả nước Áo lẫn Tiệp
Khắc. Cuộc hành quân đó sẽ loại bỏ được mối đe dọa đè nặng bên hông của
Đức trong trường hợp có chiến tranh với phía Tây. Nó sẽ giúp có được một
cách dễ dàng sự trung lập của Ba Lan, Mà điều đáng sợ là nước này có thể
toan tính chống lại vùng Đông Phổ và vùng Silésie.
Hitler nói : "Tuy mật độ dân số Tiệp Khắc cao, nhưng thôn tính được
Tiệp và Áo sẽ tạo được cơ hội chiếm đủ lương thực cho từ năm tới sáu triệu
dân Đức, nhờ có cuộc di dân cưỡng bách của hai triệu dân Tiệp và một triện
dân Áo. Sự sát nhập chính trị và quân sự hai nước này vào nước Đức sẽ bớt
đi nữa gánh nặng đáng kể vì đường biên giới sẽ ngắn hơn, tốt hơn, các lực
lượng chiến đấu sẽ được rảnh tay lo những công việc khác, và sẽ cho phép
lập thêm một đạo quân mới với 12 Sư đoàn, trên căn bản một Sư đoàn cho
một triệu dân".
Chỉ còn câu hỏi "Bao giờ ?" Fuhrer trù liệu ba giả thuyết:
Giải thuyết thứ nhứt là thực hiện được chương trình mở rộng bờ cõi
trong khoảng thời gian từ 1943 tới 1945. Đức Quốc sẽ được hoàn toàn tái võ
trang, nhưng mặt khác, những phản biện pháp của đối phương sẽ có thề làm
giảm thế lực tương đối của Đức. Cũng phải đếm xỉa đến sự già nua của
Đảng Quốc Xã và của lãnh tụ Đảng. Dầu sao, 1943 - 1945 cũng đánh dấu