HITLER VÀ CÁC DANH TƯỚNG ĐỨC QUỐC XÃ - Trang 62

Đối với Fritsch, phản ứng còn mạnh hơn nhiều. Ông nổi tiếng trong

quân đội về tư cách cương trực và khả năng dồi dào của một thủ lãnh, sự dàn
cảnh ngụy tạo để chống lại ông quả là đáng phỉ nhổ. Nhưng không có một
lời phản kháng nào tới Hitler lay chuyển được ông này.

Guderian nói: "Phải khó khăn lắm Brauchitsch mới xin được cho Đại

tướng von Fritsch một sự cử nhiệm tượng trưng vào chức vụ Chỉ huy trung
đoàn Pháo binh số 12". Hitler bảo việc bổ nhiệm đó đã phục quyền bị cáo và
không còn được đòi gì thêm.

Guderian tiếp :

"Sau khi Blomberg, Fritsch và (sau đó ít lâu Beck ra đi, Hitler chỉ còn

chung quanh ông những kẻ suốt ngày vâng, dạ".

Hitler muốn thay Fritsch bằng Reichenau, mà ông coi là tướng lãnh

Quốc Xã duy nhứt của quân đội. Nhưng ông không dám bất chấp sự phản
đối đồng thanh của những người đáng kể là von Rundstedt. Ông đành đưa
vào chức vụ Tư lệnh quân đội Đại tướng Watlher von Brauchitsch mà ông
cho rằng có thể dễ sai khiến.

Nhưng Hitler nhứt định không nhượng bộ ở một điểm: ông đã thav

Thống chế Werner von Blomberg bằng Ađolf Hitler.

Vài ngày sau cuộc thanh trừng đối với hai "sếp" lớn, quả thực Hitler đã

ban hành những sắc lệnh về tổ chức Bộ Tổng Tư lệnh quân đội Đức. Một Bộ
tham mưu tối cao bao quát cả Lục quân, Không quân, kỹ nghệ vũ khí, tổ
chức quốc gia thời chiến, tuyên truyền v.v... Và vị Tư lệnh tối cao mà Bộ
tham mưu tối cao đó phục vụ, là Fuhrer.

Cuộc cải tổ, vào lúc đó, ít được ai đế ý. Tuy nhiên nó có ý nghĩa và là

một cuộc đe dọa. Nó tập trung vào tay một người, tất cả mọi quyền quân sự
rộng lớn nhứt, Đức Quốc đã thực sự ở trong tình trạng chiến tranh khi ở trên
hết nó có O. K. W (Bộ Tham mưu tối cao và ở trên đỉnh của OKW có Hitler.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.