Cuộc cải tổ còn có tính chất cách mạng. Vì nó đánh dấu sự sụp đổ của
giai cấp quân nhân và giòng giống Phổ từ trước vẫn giữ vai trò điều khiển
chiến tranh. Quyền điều khiển dân tộc Đức trong một cuộc xung đột vũ
trang đã chuyển từ các lâu đài "Chinh Đồng" sang những dòng suối thành
Vienne, từ những chàng công tử quý tộc sang tay kẻ mạo hiểm, từ những kẻ
mang gươm sang tay những kẻ mang giày cũ. Và thế giới chẳng được lợi lộc
gì.
Hồ sơ vụ án Nuremberg có một tài liệu dài và lạ lùng đề ngày 19-4 năm
1938 và mang cái tiêu đề : "Sự điều khiển chiến tranh được coi như một vấn
đề tố chức". Tài liệu này mang chữ ký của Keitel nhưng là ý kiến của Hitler
và do Hitler đọc cho Keitel viết như : Sự phong phú, sự hùng hổ, sự lộn xộn.
Đó là một lời giải đáp. Khi Bộ tham mưu Lục quân phê bình tổ chức mới,
Fuhrer đã trả lời bằng cách đòi cho được quyền điều khiển các đạo quân.
Tài liệu có đoạn như sau :
"Tưởng rằng cuộc chiến đấu của các đạo quân có thể tách rời khỏi sự
áp dụng kinh tế và tuyên truyền vào nhu cầu chiến tranh là mâu thuẫn với
nguyên lý chiến tranh toàn diện. Trái lại, các nhiệm vụ đó phải được dung
hợp chặt chẽ. Nhưng vị Tổng tư lệnh tập trung các quyền hành đó sẽ chỉ là
một cái bóng mờ của vị thủ lãnh cũng như Kaiser trong trận chiến tranh
trước, nếu ông ta không được phụ tá bởi một Bộ tham mưu tối cao chỉ chịu
trách nhiệm với ông ta.
"Lục quân đòi quyền chỉ huy quân đội vì đó là thành phần quan trọng
nhứt. Nhưng sự ưu thế đó có thể sẽ chuyển sang phía Hải quân, hay Không
quân khi có cuộc xung đột với các cường quốc không cùng biên giới lục địa
với Đức, như Anh Quốc hay Nga.
"Tiến bộ nào trên thế giới cũng phải có hy sinh. Nếu các xứ nhỏ trong
nước Đức không từ bỏ chủ quyền của mình, thì đã chẳng có một quốc gia
Đức thống nhứt. Sẽ chẳng có thế có một quân đội Đức thống nhứt, nếu Lục
quân, Không quân, không chịu coi mình như những cục bộ của một toàn bộ.