khắc, không dè dặt: "Một thằng điên".
Jodl viết trong nhựt ký :
"Sự chống đối càng ngày càng quyết liệt giữa trực giác của Fuhrer,
theo đó chúng ta phải làm một cái gì trong năm nay và quan điểm của quân
đội cho rằng chúng ta không thể làm gì trong lúc này vì chắc chắn các đại
cường Tây phương sẽ can thiệp và chúng ta không đủ sức chống chọi. Vào
tháng sáu, Hitler ra lệnh cho Brauchitsch và Beck xúc tiến mau các cuộc bố
trí để tấn công Tiệp Khắc và chuẩn bị chiếm đóng toàn thể lãnh thổ nước
nầy. Ông không chịu nghe những lời dạy khôn của hai vị Tướng lãnh và đọc
cho ghi một chỉ thị mới, chỉ thị ngày 18 tháng 6.
Ông nói :
"Nước Đức không nên sợ những nguy hiểm của một cuộc chiến tranh
đề phòng. Mặt khác, cũng không bị ràng buộc trong một hệ thống Đồng
minh nào có thể đưa tới chiến tranh một cách tự động. Vi vậy nước Đức
được tự do quyết định.
"Mục tiêu trước mắt tôi là giải quyết vấn đề Tiệp Khắc theo quyết định
của riêng tôi. Điều đó nằm trong kế hoạch đầu thuộc về những mưu định
chính trị của tôi. Tôi đã quyết định xử dụng mọi khả năng chính trị của tôi
cho ý định đó.
Nhưng, tôi chỉ hành động chống Tiệp Khắc nếu tôi tin chắc, như trường
hợp chiếm đóng vùng phi quân sự và tiến vào Áo, rằng nước Pháp sẽ không
động binh và do đó Anh Quốc sẽ không can thiệp".
Lập trường đó, về đại cương, đã làm Bộ tham mưu yên lòng. Nó gạt bỏ
mối nguy của một cuộc chiến tranh toàn bộ, Chỉ còn có thể có chiến tranh
cục bộ mà nước Đức phải đương đầu vào mùa hè 1938.
"Nhưng các vị Tư lệnh trong quản đội chưa hết sợ".
Tướng Beck đã viểt một giác thư để trả lời Fuhrer về những vụ án và
lời khiến trách của ông.