Bản văn của bức giác thư không có ở trong hồ sơ vụ án Nuremberg và
có lẽ đã thất lạc.
Nhưng chắc chắn nó có thực và người ta cũng đã rõ nội dung. Keitel và
Brauchitsch nhớ là có đọc giác thư đó. Halder, người kế vị Beek, đã
thấy nó ở trong hồ sơ của vị tiền nhiệm. Ông nói: "Chính tướng Beck đã chỉ
cho ông biết, khi bảo ông : "Anh sẽ thấy trong tủ sách của tôi có một cái
làm anh chú ý".
Halder còn nói: "Tôi biết Fuhrer biết bản giác thư vì khi tôi đã thay
tướng Beck rồi, ông luôn luôn trưng dẫn tài liệu đó như một bằng chửng về
sự bất tài và kém trí của Bộ tham mưu. Beck lưu ý Hitler là nếu nước Đức
tìm cách thực hiện các mục tiêu của mình bằng võ lực, thì sẽ phải đương
đầu với một liên minh mới và sẽ bị thất bại một lần nữa".
"Giác thư của Beck, Brauchitsch nói, đã được trình cho cảc Tướng
lãnh Tư lệnh trong quân đội. Ai cũng đồng ý". Đó là một hành động nhắc
nhở đề phòng tập thể của Bộ tư lệnh cao cấp, một lời cảnh giác của các quân
nhân đối với một kẻ mạo hiểm tùy hứng lướt trên hiểm nguy như người
mộng du chạy trên mép mái nhà.
Theo Buchheit, bản giác thư đã được đọc trước các vị Tư lệnh trong
quân đội và đem ra bàn thảo sau đó vào ngày mồng 4 thảng 8, nghĩa là gần
hai tháng trước vụ Munich. Chỉ có Reichenau và Busch bày tò quan điểm
khác biệt, còn tất cả (tất cả những người, năm sau, lãnh đạo quân đội Đức
ra chiến trường đều đồng quan điểm là : Một cuộc chiến tranh sẽ làm cho cả
thế giới vùng dậy chống nước Đức và sẽ kết thúc bằng sự đè bẹp nước này.
Không ai được chứng kiến cảnh tượng sau đó giữa Fuhrer và Beck.
Thực là rùng rợn. Beck từ chức. Hitler chấp thuận, nhưng ra lệnh cho vị
Tướng này tạm thời giữ kín để người ngoài khỏi thấy cuộc khủng hoảng
trong Bộ chỉ huy Đức.
Bí mật giữ không được kỹ. Vào đầu tháng 9, một tháng sau vụ Munich,
ký giả Pháp, Andrê Pironneau, tiết lộ rằng Tổng tham mưu trưởng Quân đội