mười lăm năm".
Tư tưởng của Hitler đã tiến rất xa. Vào năm 1938, ông nói : "Nếu Anh
và Pháp quyết định giao chiến, tôi sẽ đợi". Đến năm 1939, ông nói : "Bất kể
Anh và Pháp có hành động nào, tôi cũng giải quyết vấn đề Ba Lan bằng võ
lực".
Nhưng trong bài diễn văn lộn xộn, hầu như mê sảng, khó theo dõi và
gần như không thể nào ghi lại này, vẫn còn chút hy vọng được cùng với Ba
Lan tự do chiến đấu tay đôi.
"Nhiệm vụ của chúng ta là cô lập Ba Lan. Đó là vấn đề ngoại giao
khéo léo". Và câu sau dãy bao hàm cả một chính sách:
"Việc Nga bị đưa đến chỗ không màng đến quốc gia Ba Lan bị phá bỏ,
không phải là không thể xảy ra".
Khi những lời thao thao bát tuyệt của Hitler như nước xối vừa dứt và
các Tưởng lãnh có thể thở ra nhẹ nhàng, ai nấy đều tự hỏi không biết cần
chiếm đóng Hòa Lan, tấn công chiến lũy Maginot, vượt biển Manche hay
tiến quân vào Varsovie. Nhưng ít ra cũng biết một điều rõ rệt, chắc chắn và
sắp sửa xảy ra: đó là chiến tranh.
Theo tôi, dường như không có thảo luận sau bài thuyết trình của
Fuhrer. Biên bản không ghi điểm đó. Vị đại Đô đốc Reader, người vừa mới
nghe những ý kiến nảy lửa của Hitler về một cuộc xuất kỳ bất ý hủy diệt
hạm đội Anh xong, không nói gì. Đại tướng von Brauchitsch, Tổng tư lệnh
quân đội, cũng ngồi im. Sự khác biệt thật đáng kế: năm 1937 và 1938, các
nhà quân sự tự do phát biếu ý kiến; năm 1939 họ đều câm như hến. Những
vụ Blomberg, Pritsch, Beck đã bẻ gãy xương sống của họ và vụ Munich đã
không chỉ là một chiến thắng của Đức đối với Tiệp mà chỉnh là sự chiến
thắng của Hitler đối với Bộ tham mưu.
Những kế hoạch quân sự của Đức tại các vùng biên giới mang màu sắc
của một chiếc cầu vồng. Chống Tiệp Khắc có kế hoạch Xanh; chống Pháp
có kế hoạch Vàng; chống Ba Lan thì có kế hoạch Trắng.