Sau khi "phe Thượng Hải" hơi có chút co lại, người Trung
Quốc lại ít nhiều tập trung ánh mắt vào "phe Giang Tô".
Vì vậy, trước khi hình thành tình thế Hồ Cẩm Đào bất
đắc dĩ trở thành người An Huy, về sau xem ra cũng dường
như là sự sắp đặt có tầm nhìn xa sáng suốt từ trước rồi.
Trung ương có tồn tại "phe Thượng Hải" và "phe Giang
Tô" hay không, ở đây tạm thời chưa bàn tới. Thế nhưng, hãy
để chúng ta xem xem xuất xứ của bảy ủy viên thường vụ Bộ
Chính trị trong ủy ban thường vụ Bộ Chính trị Trung ương tại
Đại hội XV, cũng là một việc rất thú vị.
Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ đều đến từ cương vị lãnh
đạo Thượng Hải; Hồ Cẩm Đào là người Thái Châu, Giang Tô;
Lý Lam Thanh là người Trấn Giang, Giang Tô. Trong bảy
người, có bốn người đến từ Thượng Hải và Giang Tô (Chu
Dung Cơ là người Hồ Nam, mặc dù từ Thượng Hải điều lên
Bắc Kinh, nhưng do cá tính của ông ta, nên mọi người
không đưa ông ta vào "phe Thượng Hải"), thảo nào tiếu lâm
chính trị thịnh hành hiện nay nói là ủy ban thường vụ Bộ
Chính trị dùng tiếng Thượng Hải hoặc tiếng Giang Tô nói
với nhau. Trên thực tế, Giang Trạch Dân người Dương Châu,
Hồ Cẩm Đào người Thái Châu, Lý Lam Thanh người Trấn
Giang, quê hương của ba người này khá gần nhau, cách
nhau chưa đầy 100 kilômét, vì vậy phương ngôn của quê
hương họ mà nói ra, chắc hẳn là cùng một kiểu.
Ở
Thái Châu có nhiều người bạn thời nhỏ của Hồ Cẩm
Đào còn sống ở đó, Trường tiểu học Đại Phố, Trường trung
học Thái Châu mà ông từng học còn giữ lại lời nhận xét học
sinh của ông, trên đường phố hỏi bất kỳ người dân địa
phương nào rằng nhà Hồ Cẩm Đào ở đâu, những người lớn