với nền chính trị của Trung Quốc đồn đoán này nọ. Cần
biết rằng, lịch sử Trung Quốc xưa nay cực kỳ nhạy cảm
đối với vấn đề người nơi nào nắm vị trí lãnh đạo chủ
chốt, tức người miền Nam làm vua hay người miền Bắc
làm vua. Nếu như người lãnh đạo chính của các triều đại
khác nhau liên tiếp là người miền Bắc hoặc người miền
Nam, thì khắp cả nước sẽ bàn tán xôn xao.
Tất nhiên, điều này không có lợi cho tình hình trong
nước.
Thế là, vốn dĩ là người Giang Tô, khi Hồ Cẩm Đào được
Trung ương long trọng giới thiệu, “lắc mình” biến thành
người An Huy.
Không ngờ, về sau đánh chệch mà lại trúng đích.
Giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Giang Trạch Dân lần lượt
điều từ Thượng Hải một loạt cán bộ vào bố trí ở các cương vị
lãnh đạo quan trọng trong Trung ương và các bộ ngành.
Những người này tập trung ở Bắc Kinh rất khiến người ta
chú ý. Vì vậy uy tín của Giang Trạch Dân bị ảnh hưởng nhất
định, trong và ngoài Đảng đều đồn ầm Giang Trạch Dân
tạo dựng "phe Thượng Hải" trong Trung ương. Bí thư Thành
ủ
y Bắc Kinh là Trần Hy Đồng cảm thấy bị dồn nén, để
thể hiện tâm trạng bất mãn của mình, là đi khỏi Bắc Kinh,
câu kết với các quan chức địa phương, ý muốn thách thức
với "phe Thượng Hải" do Giang Trạch Dân đứng đầu. Kết
cục Trần Hy Đồng bị xử lý theo pháp luật vì vấn đề kinh
tế. Tuy “cuộc đấu Bắc Kinh - Thượng Hải" của Trần Hy
Đồng thất bại, nhưng nó đã có ảnh hưởng rộng rãi trong xã
hội, khiến cho Giang Trạch Dân từ đó về sau cũng không
thể không lo lắng về thuyết "phe Thượng Hải".