đào tạo ra có cả cương lẫn nhu, ngoài ra hình chữ "nhân" này
còn hàm chứa ý con người với thiên nhiên là một thể hài hoà.
Nghe nói, Hồ Cẩm Đào và Uông Thứ Thành rất hài lòng
về hình bức điêu khắc này. Ngụ ý tạo hình của bức điêu
khắc ngầm ám chỉ tinh thần của những người làm thủy lợi
của Đại học Thanh Hoa. Ở đây có một điều đặc biệt xin
nhắc mọi người chú ý là, đừng thấy nét mặt Hồ Cẩm Đào
ôn hoà nhã nhặn, sự bền bỉ trong tính nhu của ông, cũng
giống như nước được thép không gỉ trong chữ "nhân" kia
tiêu biểu, trong nhu có cương. Duy chỉ có như thế, mới có
thể lâu bền.
Cương và nhu của những người con Đại học Thanh Hoa
cũng đã được thể hiện đầy đủ trong các lãnh đạo cao nhất
trong chính giới Trung Quốc: Cái cương của Chu Dung Cơ,
nhu của Hồ Cẩm Đào, đã hình thành nên sự tương phản có
tính tiêu biểu rõ rệt. Hãy để chúng ta kết hợp với quá khứ để
nhìn xem tương lai, rốt cuộc cương và nhu của những người
con Đại học Thanh Hoa có thể phát huy vai trò quan trọng
tới mức nào đối với sự phát triển và cống hiến của Trung
Quốc.